Ngành quản lí chuỗi cung ứng Supply Chain là gì? Vì sao nên học ngành này?

0

SSDH – Ngành quản lí chuỗi cung ứng Supply Chain là gì? Vì sao nên học ngành này? Bạn mong muốn du học ngành Supply Chain, đừng bỏ qua bài viết này nhé.

1. TÚM LẠI, ĐÂY LÀ NGÀNH GÌ?
Chúng mình có thể phân biệt như thế này:
Supply Chain (Quản lý chuỗi cung ứng): Quản lý hệ thống gồm phát triển, sản xuất, mua bán, tồn kho, phân phối và các hoạt động hậu cần.
Logistics Management (Quản lý chuỗi vận chuyển): Quản lý về mặt kho bãi, vận chuyển, giao nhận và phân phối hàng hóa.
Nói cách khác, ngành học giải quyết bài toán tối ưu hóa quá trình lưu chuyển vật tư, nguyên liệu, hàng hóa, dịch vụ, thông tin,… từ trước khi đưa vào sản xuất/xử lý cho đến sản phẩm được trao tận tay khách hàng cuối cùng phải đảm bảo 7 right “right time, right product, right customer, right condition, right quantity, right price, right place” (đúng thời điểm, đúng sản phẩm, đúng khách hàng, đúng điều kiện, đúng số lượng, đúng giá, đúng nơi).

2. CÁC BẬC HỌC VÀ YÊU CẦU ĐẦU VÀO

  • Mỗi bậc học sẽ có thời gian học và yêu cầu đầu vào khác nhau, tùy thuộc vào tài chính và khả năng học của mỗi người.
  • Bậc cao đẳng (Diploma Degree): Khóa học kéo dài từ 1-2 năm – học phí tầm 20k/năm. Bắt buộc tốt nghiệp THPT và IELTS tối thiểu 6.0
  • Bậc cử nhân (Bachelor Degree): Khóa học kéo dài 4 năm với học phí dao động từ 19-35,000 CAD/năm (tùy trường). Vẫn là yêu cầu tốt nghiệp THPT và IELTS 6.5 (không band nào dưới 6.0)
  • Bậc thạc sĩ (Master Degree): Thường sẽ kéo dài tầm 2-3 năm (tùy trường) với học phí dao động từ 20-30k/năm. Yêu cầu tốt nghiệp ĐH với GPA > 7.0 và IELTS tối thiểu 7.0 (không band nào dưới 6.5)

3. CHƯƠNG TRÌNH HỌC

Để trở thành một chuyên gia hậu cần hợp cách, các bạn sẽ cần phải học rất nhiều thứ. Nhưng về cơ bản, bạn phải hết sức tập trung vào những chuyên ngành sau:

  • Toán và Tài chính: Một điều chắc chắn là bạn phải thật sự giỏi về việc tính toán các số liệu trong ngành này. Do đó, Toán học, Tài chính, Kinh tế và Thống kê sẽ đều nằm trong chương trình học trọng điểm của bạn.
  • Marketing và Truyền thông: Một phần cực kỳ quan trọng trong công việc của bạn là đưa tên tuổi công ty, thương hiệu vào mọi khía cạnh trải nghiệm người dùng. Kỹ năng Marketing và Truyền thông đều rất cần thiết.
  • Quản lý Logistic: Sinh viên sẽ học cách quản lý chuỗi cung ứng, đảm bảo trong kho còn và nắm rõ còn tồn bao nhiêu nguyên liệu, lên kế hoạch vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm, sắp xếp kho và tiếp nhận xử lý hàng hóa sau khi hoàn thiện…

4. HỌC RA LÀM GÌ? LƯƠNG LẬU CÓ TỐT KHÔNG?

Công việc liên quan đến ngành này khá đa dạng. Bạn có thể dễ dàng tìm được một trong những vị trí dưới đây sau khi tốt nghiệp Logistics tại Canada:

  • Logistics Clerk – Thư ký hậu cần
  • Importer and Exporter – Xuất nhập khẩu
  • Logistics Director and Logistics Manager – Giám đốc hậu cần và quản lý hậu cần
  • Supply Chain Director and Supply Chain Manager – Giám sát chuỗi cung ứng và Giám đốc chuỗi cung ứng
  • Third Party Logistics Sale Manager – Quản lý bán hàng bên thứ ba
  • Purchasing and Sourcing Manager – Quản lý mua hàng và tìm nguồn cung ứng
  • Retail and Category Manager – Quản lý bán lẻ và danh mục
  • Warehouse Manager – Quản lý kho
  • Distribution Manager – Quản lý phân phối
  • Freight Forwarder in Air and Sea Shipment – Giao nhận vận chuyển hàng hóa đường hàng không và hàng hải

Theo thống kê, lương của sinh viên tốt nghiệp ngành Transport và Logistics cao hơn 7% so với lương trung bình của sinh viên mới ra trường các ngành khác. Sinh viên tốt nghiệp ngành Logistic sẽ có mức thu nhập hàng năm trung bình khoảng $36,000 CAD/năm. Nếu các bạn lên được đến bậc quản lý thì có thể đạt mức lương lên đến $50,000 – $80,000 CAD/năm.

SSDH (Theo Thảo Tâm – Du học Canada, gì cũng có)

Share.

Leave A Reply