Sẵn sàng du học – Phần Lan lần thứ ba liên tiếp đứng đầu trong bảng xếp hạng các quốc gia hạnh phúc nhất thế giới do World Happiness Report công bố vào Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3.
Theo đó, các quốc gia đứng ở vị trí tiếp theo bao gồm Đan Mạch, Thụy Sĩ, Iceland, Na Uy, Hà Lan, Thụy Điển, New Zealand, Áo và Luxembourg cũng nằm trong số mười quốc gia hạnh phúc nhất. Mỹ ở vị trí thứ 18, Đức ở vị trí thứ 17, Vương quốc Anh và Pháp lần lượt ở vị trí thứ 13 và 23. Nga đã mất năm điểm và giữ vị trí thứ 73, năm ngoái ở vị trí thứ 68 trong bảng xếp hạng. Trung Quốc đứng ở vị trí thứ 94 (giảm từ vị trí thứ 93).
Ngoài ra, theo Liên Hợp Quốc, các quốc gia kém hạnh nhất là Afghanistan (đứng ở vị trí số 1), tiếp theo Nam Sudan, Zimbabwe, Rwanda, Cộng hòa Trung Phi, Tanzania, Botswana, Yemen, Malawi và Ấn Độ.
Báo cáo Hạnh phúc Thế giới được biên soạn hàng năm bởi bởi cơ quan Mạng lưới Giải pháp phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc (UN Sustainable Development Solutions Network). Báo cáo bao gồm 156 quốc gia và dựa vào 6 chỉ số hạnh phúc, bao gồm: thu nhập, tự do, tin tưởng, tuổi thọ, hỗ trợ xã hội và sự hào phóng. Kết quả xếp hạng được công bố trong Báo cáo hạnh phúc thế giới (World Happiness Report) thường niên.
Ngày Quốc tế Hạnh phúc được lấy từ ý tưởng từ Vương quốc Bhutan, quốc gia được đánh giá là có chỉ số hạnh phúc cao dựa trên các yếu tố như sức khỏe, tinh thần, giáo dục, môi trường, chất lượng quản lý, mức sống và chất lượng sống của người dân. Năm 2011, Bhutan đã đề xuất Ngày Hạnh phúc Thế giới cho Liên Hợp Quốc, điều này khiến quốc tế chú ý đến hạnh phúc như một thước đo chất lượng cuộc sống.
Năm 2012, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tuyên bố ngày 20/3 là Ngày Quốc tế Hạnh phúc, công nhận “hạnh phúc là mục tiêu và khát vọng trong cuộc sống của con người trên khắp thế giới”.
Thái Hải (SSDH) – Theo VnExpress