Những câu hỏi teen cần đặt ra trước khi chọn trường du học

0

Sẵn sàng du học – Học bổng, cơ hội việc làm, thời tiết… là những điều mà các bạn trẻ cần phải cân nhắc trước khi chọn cho mình một ngôi trường để du học.

1. Học bổng của trường có thời hạn bao lâu?

Các trường đại học ở nước ngoài thường sử dụng học bổng để thu hút những thí sinh mà họ mong muốn. Nhưng một khi học sinh đã đăng ký thì mọi thứ có thể thay đổi.

Có những ngôi trường thường cấp nhiều học bổng cho sinh viên năm nhất vừa mới vào, sau đó giảm dần học bổng đó trong những năm tiếp theo. Điều này phổ biến đến mức người ta đã gọi nó bằng một cái tên: 'front loading' (trả chi phí trong thời gian đầu). Nhà trường cho rằng, sinh viên năm hai đã gắn bó đủ lâu với ngôi trường, họ đã kết bạn hay hình thành những mối quan hệ, và hiển nhiên họ sẽ chẳng rời khỏi trường chỉ vì học bổng bị giảm dần.

Nhưng nếu bạn muốn chuẩn bị cho những gì có thể xảy ra trong tương lai, hãy tìm hiểu xem thời hạn của học bổng đó là trong bao lâu. Liệu nó sẽ tự động đổi mới hay bạn cần phải nộp đơn lại? Và nếu nộp đơn lại thì bạn có cần phải bắt đầu lại từ đầu không? Bạn cũng nên hỏi nhà trường rằng, liệu giá trị học bổng có tăng khi học phí tăng không, bởi vì nhiều trường sẽ không áp dụng điều này.

Ảnh: Getty Images.

Ảnh: Getty Images.

2. Mất bao lâu để tốt nghiệp?

Mỗi trường đều đăng tải thông tin về số lượng học sinh tốt nghiệp trong vòng 4 năm hoặc 6 năm lên trang của họ. Bạn có thể tìm những dữ liệu đó trên website của trường.

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý, việc cắt giảm ngân sách đã làm cho học sinh không thể đăng ký tất cả các môn cần thiết cho một chứng chỉ nào đó. Vì vậy, khi xem xét chi phí cụ thể để lấy được tấm bằng ở một trường đại học, bạn cũng cần phải xem xét thời gian bạn phải mất bao lâu để tốt nghiệp.

Nếu là 6 năm thì đó chính là thêm 2 năm chi phí học phí, phương tiện đi lại và nhà cửa. Hơn nữa, việc dành thêm 2 năm ở trường sẽ trì hoãn sẽ làm chậm trễ việc đi làm của bạn. Trong khi bạn bè cùng lứa tốt nghiệp trong vòng 4 năm đã đi làm và chuẩn bị thăng chức, thì bạn vẫn đang cố gắng tìm cho mình một công việc đầu tiên. Thu nhập của bạn có thể bị ảnh hưởng, đồng thời các khoản nợ sinh viên cũng có thể tăng lên.

Một vài trường đại học hiện tại đang đưa ra những lời hứa hẹn rằng bạn sẽ tốt nghiệp trong vòng 4 năm, họ sẽ không thu phí nếu bạn không thể hoàn thành và tốt nghiệp trong thời gian đó. Tuy nhiên, nếu bạn chuyển ngành giữa chừng hoặc phải đăng ký thêm tín chỉ thì bạn vẫn phải trả phí.

3. Tỷ lệ có việc làm sau tốt nghiệp là bao nhiêu?

Bạn có thể tìm hiểu những thông tin về tỷ lệ vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp của trường. Phần trăm học sinh có được việc làm sau khi ra trường là bao nhiêu? Những thông tin này đều được yêu cầu bởi nhà nước nên bạn có thể tìm thấy chúng trên các trang web của trường.

4. Chuyển ngành khó như thế nào?

Khoảng một phần ba số sinh viên đại học chuyển ngành học hiện tại sang một ngành học khác. Theo Bộ Giáo dục Mỹ ghi nhận, các sinh viên Toán học thường từ bỏ chuyên ngành của mình, thống kê cho thấy khoảng 52% số họ đều chuyển tiếp qua một con đường sự nghiệp khác.

Việc sinh viên chuyển ngành không phải là một vấn đề lớn lao. Theo Lynn O'Shaughnessy – chuyên gia đại học quốc gia và là blogger của blog có tên là 'College Solution' (Giải pháp cho đại học) – nói: 'Tại sao một học sinh mới 17-18 tuổi mà đã cần phải biết về những chuyên ngành mà mình sẽ theo đuổi ở trường đại học? Chẳng phải chính trường đại học sẽ giúp họ khám phá nhiều hơn hay sao?'.

Tuy nhiên, nó thực sự có vấn đề nếu bạn gặp khó khăn trong việc chuyển ngành ở trường của mình. Có vài trường hơi khắt khe trong chuyện này nhưng cũng có vài trường mà học sinh có thể chuyển ngành khá dễ dàng.

Nếu bạn vẫn chưa chắc chắn về con đường nghề nghiệp của mình, hãy xem xét yếu tố chuyển ngành khi chọn trường đại học. O'Shaughnessy lưu ý rằng bố mẹ cũng nên khuyến khích con em học tập tại các trường cao đẳng cộng đồng trước khi chúng định hình được bản thân mình thích gì.

5. Bạn đã thực sự sẵn sàng cho sự thay đổi khí hậu chưa?

Việc lựa chọn một trường đại học phù hợp cũng bao gồm cả yếu tố khí hậu. Một đứa trẻ đến từ California đầy nắng có thể sẽ không thích trời mưa ẩm ướt ở Portland, hay một đứa trẻ vùng nông thôn Minnesota có thể sẽ không thích cuộc sống bận rộn nơi thành phố New York. Nghe có vẻ không liên quan nhưng thật ra điều này lại rất quan trọng vì mọi người vẫn thường đưa ra những quyết định trong cuộc sống có liên quan trực tiếp đến vấn đề khí hậu. 

Thái Hải (SSDH) – Theo Tiin

Share.

Leave A Reply