Ở nhà với con thời COVID-19 – phụ huynh cần chú ý điều gì?

0

Săn sàng du học – Chúng tôi muốn mang đến cho các bậc phụ huynh 5 ý kiến tham khảo để cùng con em mình vượt qua giai đoạn khó khăn này mà vẫn giữ thái độ lạc quan và tích cực trước Covid-19

Picture-c-1Khi mọi hoạt động thường ngày bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, tất cả chúng ta gần như phải làm quen với việc hạn chế tối đa đi ra ngoài trừ khi thực sự cần thiết, dành nhiều thời gian hơn để làm việc tại nhà và giảm đi các thói quen liên quan đến tương tác trong gia đình trước kia như đi du lịch, gặp gỡ bạn bè, hay đưa con đi chơi.

Quý phụ huynh và con em mình chắc hẳn cũng sẽ phụ thuộc nhiều vào việc sử dụng các thiết bị điện tử như TV, laptop, máy tính bảng, trò chơi điện tử… với thời lượng nhiều hơn. Câu hỏi mà các bậc phụ huynh thường có là làm cách nào để quản lý hiệu quả việc con em mình sử dụng các thiết bị điện tử trên, hay làm sao để cân bằng các hoạt động thường ngày cho các thành viên gia đình trong mùa dịch này.

1. HÃY XEM VÀ TRÒ CHUYỆN CÙNG NHAU

Bằng chứng khoa học cho thấy phụ huynh có thể gắn kết con em mình bằng cách hướng các em đến những nội dung cụ thể, trò chuyện cùng các con về chủ đề các con quan tâm, liên hệ với các hoạt động hàng ngày của các con. Bất cứ khi nào có thể, hãy ngồi xuống với con và cùng con xem một mẩu chuyện hay, hoặc gợi ý cho con thêm nhiều suy nghĩ với các câu hỏi mở.

Đặc biệt với các em ở tuổi vị thành niên, giai đoạn dịch bệnh này khiến các em bỏ lỡ những hoạt động cùng bạn bè như tham gia các câu lạc bộ thể thao, đi chơi với bạn bè cuối tuần, quý phụ huynh nên cởi mở với con bằng cách cho con biết mình hiểu rõ cảm giác mà con đang trải qua, đồng thời có thể “nới lỏng” một chút thời gian các con sử dụng thiết bị điện tử, hay nói chuyện bạn bè qua Internet, mạng xã hội để con không cảm thấy lạc lõng và cô đơn.

2. CÂN BẰNG HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC

Chắc hẳn các bậc phụ huynh đều biết rằng trẻ phát triển và học hỏi nhiều nhất khi tương tác và trò chuyện với ba mẹ, anh chị em, ông bà hay các thành viên khác trong gia đình của mình. Trong giai đoạn này, quý phụ huynh hãy dành nhiều thời gian hơn cho các con bằng các hoạt động khác mà không cần dùng đến thiết bị điện tử như đọc sách, nấu ăn, vẽ tranh, ăn uống cùng nhau, hay vận động nhẹ.

Picture-d

Ngoài việc ở nhà là ưu tiên hàng đầu vào thời điểm này, các em ở độ tuổi vị thành niên có thể hỏi quý phụ huynh về việc ra khỏi nhà để hít thở không khí và thậm chí có thể gặp vài người bạn. Lời khuyên trong trường hợp này là hãy nói cho con biết rõ về những rủi ro khi tiếp xúc với người khác và vì sự an toàn của bản thân, gia đình và của cả xã hội, con nên tránh gặp gỡ bạn bè trong thời điểm này.

Ở độ tuổi có nhiều thay đổi về tính cách và suy nghĩ, quý phụ huynh là người hiểu rõ con em mình nhất, ngoài việc nhắn nhủ về những rủi ro có thể gặp phải, quý phụ huynh cần thẳng thắn về các nguyên tắc an toàn như khoảng cách giao tiếp 2 mét, đeo khẩu trang, giới hạn số người gặp theo quy định an toàn theo luật định, và chỉ nên linh động cho các con ra ngoài nếu như phản ứng từ các con cho thấy con cần phải nói chuyện với bạn bè của mình

4. ĐỂ CON CẢM NHẬN CẢM XÚC CỦA CHÍNH MÌNH

Khi trường học tạm đóng cửa vì COVID-19, các con cũng sẽ phải bỏ lỡ những cuộc vui chơi với bạn bè như cắm trại, thể thao và các hoạt động yêu thích khác của con. Tuy các con có thể dành nhiều thời gian hơn với các thiết bị điện tử, điều này vẫn khiến cho các con ít nhiều buồn và vơi đi cảm giác gắn kết với thầy cô, bạn bè.

Lời khuyên là, hãy để cho các con cảm nhận được điều quan trọng với cảm xúc của mình. “Đặc biệt với cuộc sống của những cô cậu thiếu niên, đây là những cảm giác không hề dễ dàng vượt qua. Hãy chuẩn bị tinh thần rằng con em của quý phụ huynh có thể rất lo lắng về tình trạng tạm thời này mà con đang trải qua, hãy giúp con và khiến cho mọi việc trở lại bình thường” [3]. Khi con có cảm giác không chắc chắn, quý phụ huynh cần đồng cảm và giúp đỡ các con.

5. GIẢI THÍCH VỀ COVID-19 THEO CÁCH PHÙ HỢP VỚI CON

Với tần suất thông tin về COVID-19 dày đặc trên các phương tiện truyền thông, chúng ta rất dễ dàng bị ngợp mà quên rằng đã dành quá nhiều thời gian trên các thiết bị điện tử. Cập nhật thông tin là điều quan trọng nhưng cha mẹ cũng cần kiểm soát việc “tiêu thụ” thông tin vì con em chúng ta sẽ học cách phản ứng với thông tin từ người lớn.

Với vai trò là người định hướng thông tin, quý phụ huynh hãy chọn lọc thông tin và tránh để con em mình bị ảnh hưởng bởi việc nghe hay đọc quá nhiều thông tin tiêu cực. Một nghiên cứu chỉ ra rằng hệ quả dẫn đến có thể là làm tăng mức độ lo âu của các em một cách khó kiểm soát nếu không được chấn chỉnh kịp thời.

Trang web của một số tổ chức quốc tế như UNICEF hay Tổ chức Y tế Thế giới là những nguồn thông tin rất hữu ích để giải thích một cách dễ hiểu cho con em của mình. Dịch bệnh trong giai đoạn này là một lời nhắc nhở với cả gia đình về thái độ đối với cuộc sống, giúp chúng ta trân quý và tranh thủ sống có ý nghĩa từng phút giây.

Đại dịch COVID-19 không biết chúng ta là ai, đang làm công việc gì, hay bận rộn ra sao, nó đang gửi đến một thông điệp với các bậc phụ huynh rằng bên cạnh việc chăm lo sức khoẻ cho bản thân và gia đình trong giai đoạn khó khăn này, hãy dành thời gian nhiều hơn nữa cho những người thân xung quanh, đặc biệt là thấu hiểu và thông cảm cùng con em của mình dù là trẻ em hay vị thành niên, để con phát triển tính cách và suy nghĩ một cách trọn vẹn nhất.

Theo veritylaw

Share.

Leave A Reply