SSDH – Một chuyên gia về giáo dục châu Á cảnh báo rằng mặc dù nền giáo dục ở một số nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore đang có sự chuyển mình lớn trong những năm gần đây như đã vượt lên top xếp hạng về sinh viên nước ngoài đạt thành tích cao nhưng trên thực tế chưa phản ánh đúng hay mang lại những giá trị thực sự.
Sinh viên Châu Á
Tiến sĩ Yong Zhao, từ Đại học Oregon, đã có bài phát biểu sâu sắc tại hội nghị bàn tròn giáo dục khu vực Đông Á do Viện Grattan tổ chức tại Melbourne.
Giáo sư Zhao, trước khi chuyển đến Mỹ đã tham gia giảng dạy đại học ở Trung Quốc, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong ngành giáo dục Ông nhận thấy rằng, các trường nước ngoài thường có xu hướng tôn vinh và phóng đại những thành tích đạt được của sinh viên châu Á khi học ở các nước phương Tây nhưng lại không nhìn thấy được những hậu quả nghiêm trọng khi họ quá chú tâm vào các bài kiểm tra tiêu chuẩn để xét vào trường. Ông cho rằng việc học tập của sinh viên Đông Nam Á đúng là cả một sự chịu đựng. Các em thường thường bị căng thẳng tâm lý, áp lực trước những đòi hỏi cao về kết quả học tập, ngoài ra phải nghe quá nhiều chỉ dẫn từ những người xung quanh, thiếu kinh nghiệm xã hội, nên thường phát triển theo cảm xúc.
Các nhà giáo dục Đông Nam Á thường không quá hài lòng với những thành quả của mình mà thường nhìn vào những điều chưa đạt được. Họ vẫn thấy những học sinh của mình còn thiếu tự tin, thiếu sự sáng tạo, tinh thần làm việc và trí tượng tượng. Tuy nhiên các nước phương Tây cũng cần phải học hỏi một số điều từ mô hình giáo dục châu Á. Họ có nhiều khóa giảng giạy rất tốt, là hệ thống hướng dẫn mở rộng có tác dụng chuyển tải kiến thức rất cao, điều này có nghĩa là các nhà giáo dục châu Á đã biết sử dụng thời gian trên lớp một cách hiệu quả.
Giáo sư cho biết thêm hiện tượng tập trung thái quá vào kết quả học tập điển hình nhất là ở Trung Quốc, khi trường học đóng cửa vào cuối tuần thì các bậc phụ huynh học sinh lại tự tổ chức lớp học và thuê giáo viên để bồi dưỡng thêm cho con cái. Còn nữa, họ còn đứng chờ đợi ở ngoài như người bảo vệ. Điều này quả thực là buồn cười.
Những điều đó một mặt đã giúp học sinh Trung Quốc thống trị ở các vị trí đầu bảng của các trường ở New South Wales, Úc, tuy nhiên nhiều người cho rằng một số trường đã ít nhiều bị nhầm lẫn khi nhìn thấy bảng điểm quá hoàn hảo của học sinh đến từ các nước châu Á mà không biết được mục đích chính đằng sau đó của những học sinh này là chạy đua đạt điểm cao chỉ để được vào trường.
Giáo sư cho rằng khi biết được những thực tế trên, các trường đại học và cao đẳng Mỹ sẽ tìm cách thay đổi cách thức xét tuyển. Ở Mỹ , người châu Á chiếm 2% dân số nhưng tỉ lệ học sinh, sinh viên đạt thành tích cao ở các trường đại học danh tiếng thuộc nhóm Ivy League chiếm đến 25%. Nhưng rồi cuối cùng tỉ lệ được vào làm ở các công ty, tập đoàn lớn trong top 500 của quốc gia là rất ít. Nguyên nhân chính của việc này là do sinh viên châu Á thường thiếu tự tin, thiếu kỹ năng kinh doanh, thiếu khả năng làm việc với các tập đoàn lớn. Vì vậy đây mới là vấn đề cần phải xem xét lại.
Các bài kiểm tra đầu vào đã được chuẩn hóa không mấy khó khăn để vượt qua nếu các em học sinh tham gia khóa dự bị đại học.
Hiện nay, một số trường đại học và cao đẳng ở Mỹ muốn đấu tranh để thay đổi cách thức xét tuyển mà tiêu chí của các trường này là không muốn dựa quá nhiều vào thành tích học tập và số lượng các trường không sử dụng các bài kiểm tra tiêu chuẩn đê xét đầu vào ngày một tăng lên.
Lê Minh – Theo smh.au