Quy định mới về visa du học Anh

0
62Từ ngày 21/04, việc xin visa du học ở Anh có một số thay đổi. ISC-UKEAS tóm lược một số điểm quan trọng để giúp các bạn chuẩn bị đi du học ở UK có sự chuẩn bị phù hợp.

1. Các nhóm trường

Chỉ các trường được xếp loại “Highly Trusted Sponsors” được quyền tuyển sinh quốc tế và xin nhập cảnh cho sinh viên quốc tế không giới hạn. Kế đến, loại A Trusted Sponsors chỉ được tuyển chọn sinh viên với sỉ số giới hạn, cho nên bạn không thể chắc chắn là sẽ được phép nhập cảnh để vào những trường này. Sau cùng, loại “B Sponsors” không được phép thu nhận và xin nhập cảnh sinh viên quốc tế.

Tuy nhiên, quy định mới này chỉ áp dụng cho sinh viên muốn theo học những khóa Dự bị Đại học tại các trường College, chứ không có ảnh hưởng tới sinh viên muốn theo học Đại học. Vì tất cả các trường đại học tại UK đều thuộc nhóm “Highly Trusted Sponsors”. Bộ trưởng Bộ Nội Vụ nước Anh nói: “Tiến trình công nhận chặt chẽ này sẽ đảm bảo chỉ có những cơ sở giáo dục hàng đầu mới có thể cấp bằng cho sinh viên theo học.”

ISC- UKEAS là đại diện tuyển sinh chính thức của các trường đại học Anh Quốc, tất cả đều là “Highly Trusted Sponsors”.

2. Yêu cầu trình độ tiếng Anh:

Học sinh muốn theo học Dự bị Đại học, Cao đẳng hay A- Level sẽ phải đạt trình độ tối thiểu B1 (IELTS 4.0- 5.0). Đòi hỏi này không có ảnh hưởng tới sinh viên Việt Nam, vì hầu như tất cả sinh viên Việt Nam đều có trình độ tối thiểu IELTS 5.0 khi chuẩn bị theo học các chương trình dự bị đại học tại UK. Mặt khác, những sinh viên nào không được chấp nhận vì có trình độ tiếng Anh thấp hơn yêu cầu (IELTS 4.0) vẫn có thể theo học tiếng Anh tại các trung tâm Anh Ngữ (ESL).

Sinh viên theo học từ bậc đại học, cao học phải có trình độ B2 (tối thiểu IELTS 5.5). Tuy nhiên, không có chương trình đại học nào nhận sinh viên có trình độ tiếng Anh dưới 5.5 IELTS.

3. Sử dụng cùng một visa:

Cục quản lý Biên giới nước Anh (UKBA) quyết định, những sinh viên nào theo học khóa Pre-sessional ít hơn 3 tháng và có thư mời học không điều kiện của 1 trường đại học có thể xin visa cho cả 2 chương trình học.

4. Làm việc bán thời gian:

Sinh viên vẫn được phép làm 20 giờ/1 tuần trong khóa học, và 40 giờ/1 tuần vào kỳ nghỉ như trước.

Về phần những sinh viên theo học những chương trình Dự bị Đại học, và A Levels tại các trường tư thì thật sự quy định mới này không ảnh hưởng tới họ, bởi vì những chương trình học này thường rất gắt gao và sinh viên sẽ không có thì giờ dư để đi làm. Vả lại, các bậc cha mẹ Việt Nam không khuyến khích con mình đi làm trước khi vào Đại học.

5. Ở lại làm việc sau khi tốt nghiệp:

Trước đây sinh viên quốc tế sau khi tốt nghiệp thì mặc nhiên được phép xin visa làm việc tại UK. Từ tháng 4 năm 2012, nếu muốn ở lại làm việc thì họ phải xin visa lao động TIER 2, có nghĩa là họ phải được một công ty tuyển dụng rồi mới xúc tiến việc xin visa lao động. Trên thực tế, sinh viên thường chọn con đường trở về Việt Nam để tìm việc làm thích hợp trong những công ty quốc tế, và thường thì sau vài năm làm việc họ thường có cơ hội xin thuyên chuyển tới làm việc tại một quốc gia khác.

6. Thời hạn visa

Sinh viên theo học chương trình đại học có thể được cấp visa tối đa 5 năm. Tuy nhiên quy định mới này không tạo ra khó khăn cho cho sinh viên quốc tế, vì thời gian 5 năm là dư thừa để có được bằng Cử nhân, Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ.

Để tóm tắt về những thay đổi trong chính sách visa vào vương quốc Anh, chúng tôi xin đưa ra đánh giá của Bộ trưởng Bộ Nội Vụ UK: “không những sinh viên quốc tế góp phần quan trọng trong nền kinh tế của vương quốc Anh, họ còn giúp cho nền học vấn của vương quốc Anh trở thành một trong những nền học vấn tốt nhất thế giới. Mục tiêu của tôi không phải là cản trở những sinh viên thực sự muốn đến đây học, mà là giảm bớt sự sai lạc ngay trong guồng máy”.

Theo Dantri

Share.

Leave A Reply