TAFE đối mặt với áp lực lớn trước đà phát triển của khối trường tư thục

0

SSDH- Trước chính sách mở cửa thị trường đào tạo nghề của bang Victoria, khối các trường dạy nghề quốc gia TAFE dường như bị dồn vào chân tường.

 

av442

 

Theo thống kê, tổng số đăng ký vào các trường cao đẳng nghề tăng 44% trong 3 năm kể từ khi chính phủ liên bang bắt đầu chi ngân sách mở rộng cho cả khối trường tư. Mức tăng trưởng này tập trung chủ yếu vào các trường tư thục với mức tăng gấp bốn lần kể từ năm 2008 và riêng năm ngoái đạt mức kỷ lục nhất là 112%.

 

Mặc dù sự tăng trưởng nhanh chóng đã chứng minh được tính hiệu quả của cạnh tranh nhưng khi nhìn nhận ở một góc độ khác, vấn đề chất lượng cũng cần phải đặt ra, liệu có bị giảm sút hay không.

 

Thị phần của khối TAFE bị thu hẹp từ 66 xuống còn 48% và chỉ với mức tăng nhẹ trong năm 2009 còn từ năm 2010 gần như không có chuyển biến gì. Các trường này không thể khỏa lấp các chi phí dịch vụ giảm 4% trong năm qua. Các con số thống kê đào tạo bang Victoria cho thấy, một số trường khối TAFE gần như mất khả năng thanh toán sau dấu hiệu thua lỗ của hầu hết các hoạt động trong năm vừa rồi.

 

Một phát ngôn viên của  Bộ trưởng Bộ Nghề, Peter Hall cho rằng thị phần của TAFE trên thị trường cần được nhìn nhận ở góc độ tăng trưởng chung. Báo cáo thường niên của TAFE vẫn tiếp tục báo cáo thặng dư ngân sách tài trợ mạnh mẽ.

 

Một số trường thuộc khối TAFE cũng đã vượt qua áp lực để đi lên một cách ngoạn mục như trường Gordon tại Geelong đã tăng 44% thời lượng lớp học trong năm qua.

 

Giám đốc điều hành Gordon, ông Grant Sutherland đã  thành công với chiến lược đưa ra năm 2007 nhằm chuẩn bị  cho một thị trường mở cửa. Trường đã tạo thêm các khóa học mới, thay đổi phương pháp giảng dạy và phát triển quan hệ đối tác để có thể thích ứng với những thay đổi lớn trên thị trường và phát triển đào tạo sang các khu vực khác. Nhiều nhà phê bình cho rằng Gordon đã vươn lên và khởi sắc khi thị trường mở cửa nhờ các hợp đồng đào tạo thứ cấp, qua sự liên kết với các trường tư thục và đã giữ lại được một phần ngân sách nhà nước.

 

Chính phủ liên bang hôm thứ hai vừa rồi thông báo sẽ buộc các bang và vùng lãnh thổ đưa ra kế hoạch điều hướng hệ thống TAFE qua cuộc cải cách đang diễn ra và đặc biệt chú trọng hướng tới một thị trường đào tạo nghề cạnh tranh lành mạnh và cân bằng.

 

Thủ tướng Gillard nhận định, với thị phần quốc gia chiếm 80% và sở hữu nền giáo dục kỹ thuật tinh xảo cùng với khả năng thu hút được nhiều đối tượng thiệt thòi trong cộng đồng, TAFE đã có một vị trí trung tâm trong hệ thống đào tạo tại Úc. Vậy nên các trường này cần được nhận thêm sự hỗ trợ của chính phủ để trang trải những chi phí phát sinh.

 

Bộ trưởng Bộ giáo dục đại học Chris Evans cho hay, chính phủ đang cố gắng cân bằng giữa hai mục tiêu, vừa hỗ trợ thêm cho khối TAFE vừa khuyến khích, thúc đẩy cạnh tranh. Ông nói “Chúng tôi sẽ không hào hứng với bất kỳ thỏa thuận nào mà làm giảm đầu tư của chính phủ vào khối dạy nghề TAFE và giảm đi vai trò của các trường này trong hệ thống”.

 

Tập đoàn công nghiệp Australia cũng cho rằng TAFE cần được duy trì là vị trí trung tâm trong hệ thống đào tạo. Cam kết “Dìn giữ và duy trì TAFE” được nhiều người hoan nghênh và cho rằng điều này sẽ đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trong tiến trình cải cách đào tạo.

 

Tuy nhiên, Hội liên hiệp giáo dục Úc cũng cảnh báo trước, các kế hoạch chiến lược 5 năm bảo vệ TAFE sẽ không có ý nghĩa gì nếu chính phủ liên bang không cụ thể hóa các kế hoạch và bắt buộc các bang tuân theo, thực hiện. Ngoài ra, chính phủ liên bang cũng cần hỗ trợ thêm ngân sách cho các kế hoạch này.

 

Lê Minh- Theo The Australian

Share.

Leave A Reply