Trường quý tộc ở Anh: tưởng ‘sướng như tiên’ ai dè ‘khổ như điên’

0

SSDH – Nhắc đến quý tộc ai cũng nghĩ đến sự xa hoa, người hầu kẻ hạ. Ít người biết đằng sau sự hào nhoáng là môi trường chuyên đào tạo “thủ tướng”

Có bao giờ bạn tưởng tượng ra một ngôi trường vương giả chỉ dành riêng cho quý tộc sẽ như nào? Chắc hẳn viễn cảnh cuộc sống xa hoa, lộng lẫy, “sướng như tiên”, đi đâu cũng có người đưa kẻ rước,… sẽ hiện lên. Nói như vậy cũng đúng, nhưng chưa đủ.

 Được xây dựng từ thế kỉ 15, cho đến nay Eton vẫn tồn tại và là một trong những ngôi trường hoàng gia danh giá nhất.

Được xây dựng từ thế kỉ 15, cho đến nay Eton vẫn tồn tại và là một trong những ngôi trường hoàng gia danh giá nhất.

Tại một trong những ngôi trường nội trú nổi tiếng nhất Anh Quốc – trường quý tộc Eton, các học sinh theo học còn phải chịu đựng áp lực cạnh tranh lớn khủng khiếp để trở thành những “Kẻ đứng đầu”.

Eton nằm đối diện với lâu đài Windsor mà Nữ hoàng Anh yêu thích qua sông Thames.

Eton nằm đối diện với lâu đài Windsor mà Nữ hoàng Anh yêu thích qua sông Thames.

Eton College hay còn gọi tắt là Eton là một trường nội trú độc lập của Anh dành cho các học sinh nội trú tuổi từ 13 đến 18. Trong nhiều thế kỷ, trường này được xem như “sân sau” của Đại học Cambridgevà Oxford danh tiếng, thường có nhiều con em quý tộc hoặc giới thượng lưu Anh vào học. Vì quá nổi tiếng từ xưa nên mặc dù hiện nay Eton đã đón nhận nhiều nam sinh từ các tầng lớp khác và không còn là trường đắt tiền nhất nhì tại Anh, trường này vẫn được gắn mác quý tộc và nhà giàu số một.

Nhiều người nhận xét Eton như chính là phiên bản đời thật của ngôi trường phép thuật Hogwart trong Harry Potter.

Nhiều người nhận xét Eton như chính là phiên bản đời thật của ngôi trường phép thuật Hogwart trong Harry Potter.

Toạ lạc gần ngay Windsor – một thị trấn có nhiều cửa hiệu bán hàng xa xỉ phẩm dành cho giới thượng lưu, Eton nằm cách London 20 dặm và do vua Henry VI thành lập vào năm 1440. Mỗi năm trường Eton có tới 1.000 học sinh đăng ký và chỉ lấy đúng 250 sau khi trải qua vòng kiểm tra và phỏng vấn khắt khe.

Đồng phục Cũng như nhiều ngôi trường khác ở Anh Quốc, Eton College không có các bức tường phân chia rõ ràng với bên ngoài. Dọc theo con đường chính tại thị trấn Windsor, bạn có thể bắt gặp nhiều nam sinh mặc tuxedo. Thoạt đầu, khách du lịch có vẻ bất ngờ lầm tưởng đây là lễ hội nào đó. Thế nhưng, càng đi càng xuất hiện thêm nhiều nam sinh mặc đồ như vậy. Đến lúc này, du khách mới ngỡ ngàng nhận ra đây chính là đồng phục của trường nam sinh Eton.

Nam sinh trường Eton còn khiến bao người điêu đứng vì vẻ ngoài đậm chất lãng tử.

Nam sinh trường Eton còn khiến bao người điêu đứng vì vẻ ngoài đậm chất lãng tử.

Bộ trang phục mang kiểu dáng tuxedo y hệt các nhà quý tộc xưa. Bộ đồng phục bao gồm áo sơ mi trắng cùng vest đen, quần tây và giày da kèm thêm cà vạt hoặc phụ kiện ngoài này có trị giá 700 bảng Anh (tương đương 20 triệu đồng).

Các nhà quý tộc Anh trẻ tuổi trong trang phục tuxedo đặc trưng.

Các nhà quý tộc Anh trẻ tuổi trong trang phục tuxedo đặc trưng.

Những sự khác biệt được đính kèm trên bộ tuxedo khiến cho những sinh viên xuất sắc nổi bật trong đám đông và cảm nhận được cảm giác tự hào và vinh dự. Nếu một người được gắn thêm một chiếc cúc màu vàng, chứng tỏ họ là người ưu tú nhất và có quyền tham gia vào hội đồng trường.

Ăn uống kiểu “quý tộc” Khoản học phí 36 ngàn bảng Anh/1 năm ( xấp xỉ 1.4 tỷ đồng) đảm bảo những bữa ăn bao chất lượng, bao sang chảnh. Không ít người sau khi có cơ hội tận mắt chứng kiến khu căng tin nhà trường đã choáng váng vì đồ ăn đầy rẫy chẳng khác gì một khách sạn 5 sao. Từ sườn, gà nướng cay kiểu Bồ Đào Nha (gà peri peri), đến đùi vịt om confit kiểu Pháp, dê, thịt gà cay kiểu Nando…  Rồi tới salat cũng có hơn 7 loại cho các học sinh lựa chọn, tráng miệng thì vô vàn các kiểu…

29032017duhoc11

29032017duhoc13

29032017duhoc12

29032017duhoc15

29032017duhoc14

Thực đơn hằng ngày luôn có sự thay đổi tránh gây nhàm chán và đầu bếp thì được mời tới từ những nhà hàng, khách sạn bậc nhất. Hỏi sao mấy món ăn tại đây bắt mắt đến nổi đủ khiến ta chảy nước miếng.

Những cái khổ chả ai biết đến… Sẽ ra sao nếu bên cạnh bạn là những người xuất chúng, địa vị và thuộc dòng dõi hoàng gia, ắt hẳn mọi thứ sẽ không dễ dàng và đơn giản chỉ đến trường cho qua ngày tháng. Những áp lực, cạnh tranh vô tình đè nặng lên vai nam sinh đến từ trường quý tộc Eton. Ngoài 40 bài kiểm tra khác nhau, họ còn phải trải qua hàng chục yêu cầu khó nhằn mà chỉ người kiệt xuất mới làm được.

Học tập cùng những cá nhân thuộc dòng dõi cao quý, hoặc những người có nhiều tiền, đầy tài năng đồng nghĩa với việc bạn phải cố gắng hơn để nổi bật.

Học tập cùng những cá nhân thuộc dòng dõi cao quý, hoặc những người có nhiều tiền, đầy tài năng đồng nghĩa với việc bạn phải cố gắng hơn để nổi bật

Ngoài chuyện được nếm trải thức ăn ngon, khoác lên mình trang phục lịch lãm thì học sinh chỉ được ngủ tại giường cứng chứ không có chăn ấm nệm êm. Chương trình học tập đầy gian khổ tại đây cũng khắc nghiệt hơn các ngôi trường bình dân khác. Lối giáo dục “quân sự hoá” được đưa ra nhằm đẩy mạnh tinh thần kỷ luật và ý thức hợp tác giữa học sinh. Với họ, những quý tộc phải là người có tinh thần kiên cường, nề nếp quy củ và kỉ luật cao, và đức tính đó phải rèn luyện ngay từ khi còn ngồi ghế nhà trường.

Vì là một ngôi trường giàu có, hằng năm Eton chi ra hằng tỷ đồng cho những suất học bổng mang tên Kings Scholars – học bổng đức vua. Được đánh giá là một trong số ít các học bổng khó khăn và áp lực nhất thế giới, tuy vậy vẫn có rất đông người tranh giành nó để có cơ hội học tập trong môi trường danh giá này.

Ngôi trường “ra lò” những kẻ đứng đầu Từ những lập luận trên, ta đã biết lý do tại sao Eton được gọi là cái nôi của nhân tài khắp thế giới. Ít người biết rất nhiều thủ tướng, chính trị gia từng là cực học sinh trường Eton. Theo thống kê cho thấy, ngôi trường đã đào tạo thành công 19 thủ tướng Anh. Ngoài ra, thủ tướng Thái Lan và Bắc Ireland cũng được cho là theo học tại đây.

Cựu thủ tướng Anh Quốc cũng từng là học sinh Eton

Cựu thủ tướng Anh Quốc cũng từng là học sinh Eton

Theo tác giả của cuốn sách Tầm quan trọng của một Eton thì “Ngay từ khi còn ngồi trong ghế nhà trường, những cậu bé đã được “vận động tranh cử” để nâng tầm ảnh hưởng.”  Nick Fraser nhận xét

Nữ hoàng Anh trong một chuyến thăm đến ngôi trường quý tộc này.

Nữ hoàng Anh trong một chuyến thăm đến ngôi trường quý tộc này.

Bởi mới nói, chính lối giáo dục quy củ và nề nếp của Anh Quốc đã đào tạo ra những con người đứng đầu không chỉ về tri thức mà còn là cách sống, tinh thần kỷ luật. Thứ họ tôn thờ không phải là tiền tài danh vọng, không phải cuộc sống nhàn hạ xa xỉ, khôn lỏi giành ngôi vị cao, mà các học sinh theo học còn phải chịu đựng áp lực cạnh tranh lớn khủng khiếp để trở thành những “Kẻ đứng đầu”.

Theo: Thethaovanhoa

Share.

Leave A Reply