SSDH – Các chuyên gia cảnh báo thiệt hại có thể lên tới hàng tỉ bảng Anh từ việc cắt giảm số lượng sinh viên quốc tế tại Anh.
Thủ tướng chính phủ đã đề xuất việc thắt chặt hơn các hạn chế để cấp visa cho sinh viên đến học tập tại Anh như một phần trong chính sách cắt giảm nhập cư. Theo như các phân tích mới, việc hạn chế này có thể gây thiệt hại 2 tỷ bảng mỗi năm.
Các dự báo được công bố bởi viện chính sách giáo dục đại học (Hepi) về tác động của việc Anh rời khỏi liên minh châu Âu EU (Brexit) có thể khiến các trường đại học mất đi sinh viên quốc tế, cũng như tổn hại đến danh tiếng giáo dục đại học Anh. Các báo cáo được đưa ra giữa lúc các cảnh báo của những nhà lãnh đạo hàng đầu về giáo dục đại học tại Anh mang tên “Thảm họa lớn nhất” trong ngành giáo dục từ nhiều thập kỉ qua.
Mặt trái từ Brexit có thể trở thành thảm họa lớn nhất cho giáo dục đại học Anh trong nhiều năm.
Tại phiên điều trần của Ủy ban giáo dục gần đây, phó hiệu trưởng trường đại học cho biết Brexit có thể tạo cơ hội mới cho việc cải thiện các kinh phí nghiên cứu cũng như tập trung vào tuyển dụng những sinh viên hàng đầu trên toàn thế giới. Mặt trái của Brexit là có thể gây tổn hại cho lĩnh vực giáo dục.
Theo báo cáo từ Heip dự đoán rằng doanh thu của các trường đại học tại Anh có thể ngày một tăng cao từ việc tăng học phí, tuy nhiên cơ hội này cũng có thể bị mất đi vì chính phủ đang ngày càng thắt chặt việc cấp visa cho sinh viên nước ngoài.
Chủ tịch của Heip, ông Nick Hillman cho hay: “Việc bộ nội vụ có chính sách cắt giảm số lượng sinh viên quốc tế, nước Anh có thể thiệt hại 2 tỉ bảng mỗi năm. Đây là lúc chúng ta cần cho thế giới thấy chúng ta đang mở cửa cho kinh tế hơn bất kì lúc nào. Việc cắt giảm sinh viên quốc tế thì dễ dàng, không tốn kém và là dấu hiệu của sự thay đổi có định hướng.”
Bất chấp những sức ép trên, Thủ tướng Anh Theresa May đã nhiều lần khẳng định sẽ loại bỏ các chính sách giảm dân nhập cư từ việc cắt giảm sinh viên quốc tế.
Mối quan tâm Brexit
Theo các báo cáo, sẽ có khoảng 20.000 sinh viên dự định du học Anh sẽ không được cấp thị thực.
Đồng thời các trường đại học có thể tăng thu nhập từ việc thu học phí lên 187 triệu bảng trong năm đầu tiên, vì học phí cho các sinh viên từ các nước thành viên EU cũng tăng lên.
Điều này có thể khuyến khích các sinh viên từ những quốc gia khác đến du học tại Anh, con số tiềm năng có thể vào khoảng 5 % tăng thêm theo dự đoán của các chuyên gia.
Với việc giảm tuyển sinh từ các nước EU với hơn 31.000 sinh viên tương đương với 57 %, dự kiến lỗ ròng trong năm đầu tiên vào khoảng 40 triệu bảng Anh.
Các trường đại học lâu đời sẽ có lợi về mặt tài chính, ví dụ như đại học Oxford sẽ tăng thu nhập10 triệu bảng mỗi năm. Các trường đại học ít uy tín hơn có thể bị ảnh hưởng, tuy nhiên những sinh viên quốc tế nhắm vào các trường cao thường có khả năng được tuyển dụng cao hơn ở nước ngoài.
Các trường đại học sẽ thiệt hại gần 500 triệu bảng mỗi năm từ việc mất đi 20.000 sinh viên quốc tế, trong khi Anh sẽ mất đi 600 triệu bảng mỗi năm từ chi phí sinh hoạt, thuê nhà và thực phẩm của sinh viên. Các chuyên gia tuyên bố những tác động bất lợi này sẽ có thiệt hại hơn 900 triệu bảng.
Đáp lại điều này, ông Alistair Jarvis, Phó Giám đốc điều hành các trường Đại học của Anh cho biết: “Các trường đại học Anh vẫn còn rất hấp dẫn đối với sinh viên, bất chấp sự cạnh tranh khôc liệt toàn cầu cũng như những thách thức đáng kể về quy định nhập cư”.
“Nếu các trường đại học muốn tiếp tục thực hiện vai trò của mình với kinh tế và cộng đồng, họ cần có sự hỗ trợ từ chính phủ”
Một phát ngôn viên của Bộ Giáo dục cho biết: “Sinh viên EU và sinh viên quốc tế, nhân viên và các nhà nghiên cứu đã có đóng góp quan trọng đối với ngành giáo dục đại học Anh và chúng tôi muốn điều đó được tiếp tục
“Anh vẫn là một trong những điểm đến phổ biến nhất dành cho sinh viên trên toàn cầu và chúng tôi muốn điều này tiếp tục, đó là lý do tại sao Anh không có kế hoạch để hạn chế số lượng sinh viên quốc tế đến học tại đây.”
Nguyễn Hiên (SSDH) – Theo Independence