Chương trình Erasmus đạt mức 400,000 học viên lưu động trong năm 2016-2017

0

Sẵn sàng du học – Theo thống kê của Ủy ban Châu Âu, khoảng hơn 22,400 dự án Erasmus (Chương trình trao đổi sinh viên của Liên minh Châu Âu) đã tạo cơ hội cho hơn 400,000 sinh viên, học viên, nhân viên giáo dục được hoc tập, đào tạo và giảng dạy tại nước ngoài trong năm 2016-2017, tăng từ 330,000 trong năm 2015-2016.

ssdh-erasmus-university-rotterdam-sinh-vien1

Pháp, Đức, Tây Ban Nha là ba quốc gia có số lượng sinh viên lưu động lớn nhất. Bên cạnh đó Tây Ban Nha, Đức và Anh là ba điểm đến phổ biến nhất của sinh viên trong năm 2016-2017.

Theo nghiên cứu, ngày càng nhiều sinh viên lựa chọn hoàn thành các khóa học thực tập tại nước ngoài, điều này cho thấy những người trẻ tuổi đánh giá cao việc này và coi đây như phương tiện để bắt đầu sự nghiệp của họ.

Gần 89,000 sinh viên đã tham gia đào tạo tại nước ngoài, tăng so với năm 2014 là 76,000 người, nâng tổng số sinh viên thực tập tốt nghiệp qua Erasmus+ lên 300,000 trong 4 năm.

Bà Katrina Koppel, Phó chủ tịch Liên minh sinh viên Châu Âu cho biết mặc dù chương trình rất thành công nhưng vẫn có nhiều sinh viên không được tiếp cận với việc trao đổi quốc tế này do trở ngại về tài chính, xã hội, thể chất.

“Chúng tôi hy vọng rằng những dự án Erasmus tiếp theo sẽ hướng tới đối tượng là sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, điều kiện kinh tế xã hội thấp hoặc bị khuyết tật”, bà chia sẻ.

Theo số liệu từ Ủy ban, chương trình ngày càng trở nên toàn diện và mang tính quốc tế hơn. Đã có gần 21,000 sinh viên và nhân viên có hoàn cảnh khó khăn tham gia hoạt động trao đổi quốc tế. Theo đó, từ năm 2014, có khoảng 67,500 người tham gia HE có hoàn cảnh khó khăn, 34,000 sinh viên được tài trợ để đi đến các quốc gia đối tác trên thế giới, tăng so với năm trước là 26,000 người.

Tại các quốc gia như Bolivia, Guatemala and Paraguay, tài trợ cho dự án tăng trong năm 2017, trong đó tổng tiền tài trợ cho Mỹ Latin tăng lên 13,5% so với năm 2016 là 10%. Còn đối với Tunisia, hơn 1.135 suất tài trợ cá nhân cho sinh viên (54%) và cho nhân viên (46%) được đưa ra. Tại các nước Iran, Iraq and Yemen, ngân sách lần đầu tiên được giới thiệu.

“Chương trình này sẽ tài trợ cho hơn 500 học viên lưu động, hai phần ba số đó đến từ Iran. Ngân sách này cũng tài trợ cho 9 dự án tại Iran và 80 suất cá nhân cho người Iran”.

Năm 2018, EC (Cộng đồng Châu Âu) đề xuất tăng gấp đôi ngân sách cho chương trình Erasmus trong giai đoạn 2021-2027 lên 30 tỷ euro. Điều này đồng nghĩa số người được hỗ trợ sẽ tăng lên gấp ba, là 12 triệu người so với giai đoạn hiện tại. Theo Ủy viên Giáo dục, Văn hóa, Thanh niên và Thể thao Tibor Navracsics thì đây là mức tăng cao nhất cho bất kỳ dự án nào thuộc ngân sách EU.

“Chúng tôi muốn đầu tư một chương trình thậm chí còn lớn hơn và tốt hơn nữa theo ngân sách mới dài hạn của EU để đảm bảo rằng sự đầu tư vào lớp trẻ tại Châu Âu là tối ưu nhất”, ông Navracsics trả lời.

Vào tháng 1, Ủy ban Châu Âu đã công bố kế hoạch dự phòng cho chương trình Erasmus trong trường hợp Anh rút khỏi EU mà không có thỏa thuận nào. Nhưng bà Koppel mong đây chỉ là phương án cuối cùng nếu kết quả đàm phán không thuận lợi mà thôi.

Người dịch: Bảo Dung (SSDH)

Share.

Leave A Reply