Giải đáp thắc mắc du học Thụy Sĩ (Phần 1)

0

SSDH – Bạn đang tìm hiểu về du học Thụy Sĩ và tìm kiếm những cơ hội học tập tại môi trường quốc tế để trải nghiệm cuộc sống hiện đại cũng như nền văn hóa tiên tiến thế giới. Bạn đang có vô vàn thắc mắc về du học Thụy Sĩ, bài viết hôm nay SSDH sẽ tổng hợp những thắc mắc để học sinh có thể tham khảo và lựa chọn cho mình phương án phù hợp nhất.

ssdhduhocthuysy

1. Yêu cầu về Tiếng Anh như nào để có thể du học Thụy Sĩ?

Để đủ điều kiện du học Thụy Sĩ, nhiều bạn du học sinh gặp phải khó khăn về về yêu cầu tiếng Anh nhập học tại hầu hết các trường vì khi ghi danh tại các trường hay nộp hồ sơ tới Đại sứ quán thì bắt buộc phải nộp kèm điểm IELTS tối thiểu 4.5.

Do đó, các bạn sinh viên có ý định du học Thụy Sĩ thì nên học trước một khóa tiếng Anh và luyện thi IELTS để đảm bảo yêu cầu bắt buộc này khi làm hồ sơ.

Tuy nhiên, với điểm IELTS 4.5 là bạn mới chỉ đáp ứng yêu cầu bắt buộc đối với việc nộp hồ sơ tại Đại sứ quán, nhưng nhiều trường tại Thụy Sĩ yêu cầu điểm IELTS từ 5.0 – 6.5, thì sinh viên có thể đăng kí thêm một khóa học tiếng Anh từ 1 – 3 tháng để đảm bảo điều kiện cho việc học tập sau này.

Học phí của các khóa học tiếng Anh tính cả chi phí ăn ở khoảng 3.500- 8.000 CHF.

2. Du học Thụy sĩ có được làm thêm không? Những quy định bắt buộc về làm thêm khi du học Thụy Sĩ?

Du học Thụy Sỹ đang ngày càng hấp dẫn với những bạn đang có nhu cầu du học bởi môi trường sống an toàn và điều kiện học tập hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, với mức chi phí ban đầu bỏ ra không hề nhỏ, hẳn các bạn sẽ quan tâm tới cơ hội kiếm thêm thu nhập trong quá trình học tập tại đất nước này. SSDH sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin để bạn có thể dễ dàng tham khảo nhé

Ở các thành phố lớn của Thụy Sỹ như Geneva, Ruzich hay Lucern, kiếm một công việc làm thêm không hề khó, từ phục vụ bàn, dọn dẹp phòng trong cách khách sạn, gói quà, trông trẻ… Vào mùa thu hoạch bạn còn có thể làm trong các nông trại: thu hoạch nông phẩm, hái trái cây… Những công việc này không chỉ mang lại thu nhập cho bạn mà còn mang lại cho bạn những trải nghiệm hết sức thú vị về đất nước và con người Thụy Sỹ. Tuy nhiên, Thụy Sỹ cũng có những quy định hết sức chặt chẽ về việc làm thêm của sinh viên

  • Chỉ cấp phép làm việc ngoài giờ cho những sinh viên các trường thuộc hệ Đại học
  • Số giờ làm việc mỗi ngày không quá 20h
  • Trong các kỳ nghỉ hè, thu, đông, sinh viên có thể làm không quá 42h/ngày
  • Sinh viên phải tham gia ít nhất 80% số giờ học trong chương trình học.
  • Cấm các hình thức công việc đen
  • Phải thông báo tình hình sinh viên cho các cơ quan kiểm soát. Sinh viên làm thêm vẫn phải đóng thuế và có bảo hiểm y tế

Với những quy định trên, khi đi học Thụy Sỹ bạn hoàn toàn có thể yên tâm về vấn đề làm thêm. Trước hết, số giờ làm thêm này nhằm đảm bảo việc học cho sinh viên. Kiếm thêm thu nhập là cần thiết song bạn cũng cần xác định mục đích chính của mình khi đặt chân đến Thụy Sỹ là học tập. Do vậy, không nên để việc làm thêm ảnh hưởng đến việc học tập của bạn.

Chính phủ Thụy Sỹ cũng ra sức bảo vệ cho sinh viên bằng cách cấm các hình thức công việc đen. Công việc đen bao gồm các công việc trốn thuế phổ biến ở một số nhà hàng nhằm tăng thêm thu nhập cho các chủ nhà hàng. Do vậy, thiếu sự quản lý của nhà nước, rất có thể lương của bạn sẽ bị o ép. Việc đóng thuế và bảo hiểm cho sinh viên cũng hết sức cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho bạn. Với điều khoản này, sinh viên đã có nghĩa vụ và quyền lợi ngang với người Thụy Sỹ. Không may gặp tai nạn trong quá trình làm việc, bạn sẽ hưởng số tiền nhất định từ bảo hiểm của bạn.

Tại Thụy Sỹ, mức thu nhập làm thêm của lao động phổ thông trung bình từ 20 – 25 CHF/giờ. Như vậy, mỗi tháng bạn có thể kiếm được từ 1400 – 3600 CHF tùy vào số giờ làm việc.

Cuối cùng, để có được một công việc làm thêm tốt tại Thụy Sỹ, bạn nên chuẩn bị cho mình một vốn ngoại ngữ tốt. Bên canh việc sử dụng tiếng Anh thành thạo, bạn nên học thêm tiếng Đức hoặc tiếng Pháp tùy thuộc vào địa điểm bạn sẽ học tập và sinh sống. Bạn cũng nên nhớ mục đích chính của mình khi sang Thụy Sỹ để tránh sa đà quá vào những việc khác mà sao nhãng việc học hành.

ssdhduhocthuysy

3. Tôi được biết khi nộp hồ sơ xin visa du học Thụy Sĩ mình sẽ phải trải qua 1 cuộc phỏng vấn, SSDH có thể cho tôi biết đôi chút về cuộc phỏng vấn được không?

Thực tế, Đại sứ Quán Thụy Sĩ sẽ đưa ra cho bạn những câu hỏi để kiểm tra về sự am hiểu của bạn về đất nước, trường học, môi trường học tập tại Thụy Sĩ. Và các câu hỏi về dự định tương lai của bạn sau khi đi học xong. Đây cũng là dịp để họ kiểm tra trình độ tiếng Anh của bạn ( vì sang Thụy Sĩ học, bạn phải có ielts tối thiểu 4.5)

4. SSDH có thể cung cấp cho em về chi phí học bên thụy Sĩ và các ngành học khi du học Thụy Sĩ được không ạ?

Chi phí du học

Mức học phí du học Thụy Sĩ phụ thuộc từng chương trình học tập mà sinh viên đăng kí như chương trình tiếng Anh, chứng chỉ, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.

Tuy nhiên, du học Thụy Sĩ thì học phí mà bạn nộp đã bao gồm toàn bộ chi phí ăn, ở, học phí, tài liệu, bảo hiểm và các dịch vụ khác tại trường.

Ví dụ ngành QUẢN TRỊ DU LỊCH KHÁCH SẠN là ngành học nổi bật của Thụy sĩ, chi phí trung bình đã bao gồm ăn ở:

– Tiếng Anh: Nếu Ielts < 5.0, học phí 3.500 – 8.000 CHF/khóa

– Hệ Cao Đẳng: 25.000 – 26.500 CHF/năm

– Cao Đẳng Nâng Cao: 25.000 – 26.500 CHF/năm

– Đại học: 26.000 – 27.000 CHF/năm

– Thạc sĩ: 22.000 – 30.000 CHF/năm

Một năm học gồm 2 kỳ học: 1 kỳ lý thuyết, 1 kỳ thực hành, với kì thực tập hưởng lương tối thiểu 2.168 CHF (tương đương khoảng 50 triệu VND/tháng trong suốt thời gian thực tập).

Các ngành đào tạo khi du học Thụy Sĩ bạn có thế tham khảo:

Những bậc học tại Thụy sĩ

– Đại học: 3 năm (Bachelor – BA)

– Sau đại học: 1 năm (Post Graduate Diploma – PGD)

– Thạc sĩ: 2 năm (Master, MBA)

Các ngành học

– Quản trị du lịch – khách sạn (BA, PGD và MBA)

– Quản lý kinh doanh toàn cầu (BA, PGD và MBA)

– Quản lý khách sạn và thiết kế (BA, PGD và Master)

– Quản trị du lịch – khách sạn quốc tế (BA)

– Quản lý sự kiện du lịch – khách sạn (BA)

– Quản lý sự kiện quốc tế (BA)

– Quản lý khách sạn (PGD)

– Quản lý hoạt động khách sạn (PGD)

– Quản lý sự kiện (PGD)

– Quản lý thực phẩm, đồ uống nhà hàng (PGD)

– Quản lý kinh doanh khách sạn, khu nghỉ dưỡng và spa quốc tế (Master)

– Kinh doanh quốc tế thực phẩm, đồ uống và quản lý nhà hàng (Master)

5. Tôi muốn cho con đi du học Thụy sỹ? Tôi cần chuẩn bị chi phí như thế nào và có cần đóng hết học phí và chi phí ăn ở trước khi có visa không?

Anh/chị cần chuẩn bị cho con chi phí du học cho năm đầu bao gồm học phí và chi phí ăn ở, tuy nhiên sau khi có xác nhận về kết quả visa mới cần đóng hết các chi phí.

6. Thời gian xét duyệt visa bao lâu? Tôi cần nộp hồ sơ cho con trước bao lâu?

Thời gian xét visa hiện tại theo quy định tối đa 2 tháng, tuy nhiên thời gian đó sẽ được rút ngắn hoặc kéo dài tùy độ phức tạp của hồ sơ. Tuy nhiên, SSDH khuyên anh/chị nên liên hệ với các chuyên gia tư vấn để được hướng dẫn việc chuẩn bị hồ sơ cho con từ sớm, hoàn thiện đầy đủ và tốt hơn. Hơn nữa, các chuyên gia tư vấn sẽ hướng dẫn và lên kế hoạch lộ trình tốt nhất để tránh cho sinh viên không bị lỡ kỳ học.

7. Các kỳ nhập học tại Thụy sĩ như thế nào?

Thường các trường có kỳ nhập học và tháng 1, tháng 8 hàng năm, và rất nhiều trường hiên này có kỳ nhập học linh hoạt cho sinh viên lựa chọn vào các tháng 1,4,7,10

8. Tôi có cần chứng minh tài chính khi xin visa du học Thụy Sĩ không?

Một điểm thuận lợi cho các bạn du học tại Thụy Sĩ chính là việc khá dễ dàng khi chứng minh tài chính, bạn chỉ cần chứng minh sổ tiết kiệm có khoảng 25.000 – 30.000CHF cho chi phí học tập tại Thụy Sĩ trong năm đầu tiên.

9. Các hình thức nhà ở khi con tôi sang du học Thụy Sĩ như thế nào?

Có khá nhiều hình thức như ở tại ký túc xá trường, ở cùng nhà homestay, hoặc share nhà ở cùng bạn bè. Tuy nhiên, với ngành học quản trị du lịch khách sạn, đa phần các trường yêu cầu sinh viên ở trong trường để kết hợp học tập và thực hành nhiều hơn và trải nghiệm nhiều hơn với mô hình quản lý khách sạn. Sinh viên được chăm sóc khá chu đào khi sống và học tập tại trường

10. Tôi có visa du học Thụy Sĩ, tối muốn đi du lịch Châu Âu có thuận lợi không?

Khi có visa du học Thụy Sĩ, bạn sẽ được cấp Permit và có thể dễ dàng đến các nước Châu Âu mà không phải xin visa phức tạp. Do vị trí thuận lợi giáp gần với các nước Pháp, Đức, Ý, … Nên sinh viên du học thường xuyên đi du lịch, thăm bạn bè người thân vào cuối tuần mà không tốn quá nhiều chi phí và thời gian.

Cá Domino (SSDH) – Theo megastudy.edu.vn

Share.

Leave A Reply