Vì sao New Zealand là vùng đất của các nhà phát minh nhí?

0

Sẵn sàng du học – Còi không dây cho người khiếm thính, máy phát hiện rò rỉ ống nước, dụng cụ bổ củi thông minh đều được sáng tạo bởi những nhà phát minh nhí New Zealand.

Bạn không cần phải trở thành người lớn để có những phát kiến vĩ đại, đó là điều được thể hiện rất rõ tại xứ sở kiwi. Thoạt nghe có vẻ khó mà tin nổi, nhưng chỉ cần tìm hiểu một chút về môi trường sống và học tập ở đây, bạn sẽ nhận ra New Zealand là cái nôi tuyệt vời cho các nhà phát minh nhí.

Những thiếu niên tuổi nhỏ làm việc lớn

Kate McIntosh và Ayla Hutchinson đến từ hai vùng đất khác nhau của xứ sở kiwi nhưng cả hai có một điểm chung là trở thành nhà phát minh nhí khi mới 13 tuổi.

Với Kate, ý tưởng sáng chế bắt nguồn từ khi đội bóng nước của em bị loại vì một đồng đội khiếm thính không thể nghe thấy tiếng còi của trọng tài. Từ đó, Kate đã thiết kế chiếc còi đặc biệt dành cho người khiếm thính.

Bề ngoài giống một chiếc còi bình thường nhưng bên trong thiết bị này chứa bộ truyền phát tín hiệu. Khi có người thổi còi, tín hiệu sẽ truyền tới chiếc đồng hồ trên tay vận động viên khiếm thính.

Thay vì nhận tín hiệu qua âm thanh, vận động viên khiếm thính có thể nhận biết tiếng còi bằng ánh sáng đèn LED và chuyển động rung của đồng hồ. Một điểm thú vị là động cơ rung khá đắt đỏ, nên để chế tạo chiếc đồng hồ, bố mẹ của Kate đã "hi sinh” chiếc iPhone cũ để cô bé lấy các linh kiện thay thế.

Kate đeo bên phiên bản thô sơ (trái) của chiếc đồng hồ và bản nâng cấp gọn nhẹ hơn (phải).

Kate đeo bên phiên bản thô sơ (trái) của chiếc đồng hồ và bản nâng cấp gọn nhẹ hơn (phải).

Phát minh này của Kate không chỉ có tác dụng đối với đội tuyển bóng nước của cô bé mà còn được đánh giá cao bởi Hiệp hội người khiếm thính Quốc gia ở New Zealand. Hiện nay, New Zealand có khoảng 900.000 người khiếm thính và chiếc còi này hứa hẹn đem tới nhiều chuyển biến tích cực cho cộng đồng này.

Đến từ vùng núi Taranaki, Ayla Hutchinson và gia đình luôn phải đối diện thời tiết khắc nghiệt lạnh giá nơi đây.

Ayla chia sẻ: “Khi trời lạnh, củi nhóm lửa không bao giờ là đủ và những que gỗ nhỏ giúp bắt lửa nhanh hơn”. Đây chính là động lực để Ayla phát minh dụng cụ hỗ trợ bổ củi, giúp xẻ những khối củi lớn thành các mảnh nhỏ hơn.

Chân dung dụng cụ bổ củi tiện lợi do Ayla Hutchinson sáng chế.

Chân dung dụng cụ bổ củi tiện lợi do Ayla Hutchinson sáng chế.

Không nhằm thay thế chiếc rìu truyền thống nhưng dụng cụ hỗ trợ này giúp việc bổ củi thành các mảnh nhỏ đơn giản, an toàn và dễ dàng hơn. Nhờ vậy, ngay cả những phụ nữ chân yếu tay mềm cũng có thể sử dụng được. Tuy chỉ là sáng chế được bắt nguồn từ dự án nhỏ ở trường học, dụng cụ hỗ trợ bổ củi của Ayla đã vượt ra ngoài biên giới New Zealand, được sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới.

Những phát minh thay đổi thế giới và bí quyết từ nền giáo dục

Không chỉ có những nhà phát minh nhí, bối cảnh lịch sử, văn hóa và vị trí địa lý đã thôi thúc New Zealand trở thành cái nôi của nhiều phát minh mang tầm thế giới. Ống tiêm y tế dùng một lần và container đông lạnh là hai trong những phát minh của người New Zealand được ứng dụng rộng rãi đến nay.

Tuy nhiên, để duy trì vị thế này, New Zealand còn bảo vệ và phát triển triết lý giáo dục tôn trọng sự khác biệt cá nhân và khuyến khích sự sáng tạo. New Zealand là quốc gia nói tiếng Anh dẫn đầu về Chỉ số giáo dục Chuẩn bị cho tương lai (theo EIU, 2018).

Theo đó, giáo dục New Zealand được đánh giá cao trong việc trang bị cho người trẻ bộ kỹ năng toàn diện của tương lai, hai trong số những kỹ năng quan trọng này là sáng tạo và giải quyết vấn đề.

Từ lâu, Chính phủ New Zealand đã đặt ra nhiệm vụ cải tiến giáo dục với các giáo viên tại đây. Đặc biệt, bài kiểm tra ở quốc đảo này hiếm khi là một bài kiểm tra lý thuyết trên giấy mà thường là nhiệm vụ ứng dụng kiến thức đã học để làm ra một sản phẩm nào đó.

Thay vì đi theo một mẫu giáo trình có sẵn, các giáo viên tại xứ sở kiwi được tự do sáng tạo giáo án sao cho phù hợp nhất với từng học sinh.

Thay vì đi theo một mẫu giáo trình có sẵn, các giáo viên tại xứ sở kiwi được tự do sáng tạo giáo án sao cho phù hợp nhất với từng học sinh.

Tận dụng điều này, thầy Simon Christie đến từ trường Tiểu học Christchurch có cách truyền cảm hứng khác biệt. Trong giờ học công nghệ, thầy đã mời mẹ vợ của mình, vốn là một người khuyết tật tới chia sẻ câu chuyện với các em học sinh.

Sau khi được truyền cảm hứng bởi “người thật việc thật”, mỗi em học sinh sẽ đưa ra một ý tưởng khác nhau để giải quyết các vấn đề sinh hoạt hàng ngày cho những người khuyết tật. Không chỉ là các ý tưởng trên giấy, các em thực sự đã lên thiết kế và ứng dụng máy in 3D để tạo ra sản phẩm hoàn thiện.

Ngoài việc truyền cảm hứng, các trường học ở New Zealand còn đảm bảo trang bị cơ sở vật chất hiện đại, luôn cập nhật những công nghệ kỹ thuật mới nhất trong chương trình học để tạo động lực cho những nhà phát minh nhí.

Khi học về đo lường, học sinh có thể sử dụng phần mềm thiết kế Sketch Up để dựng lại mô hình 3D của trường học. Cũng tương tự khi học xác suất thống kê, một thị trường chứng khoán giả lập với chứng khoán ảo sẽ được lập ra để học sinh thực hành kiến thức của bản thân.

Bên cạnh các ứng dụng công nghệ thông tin, học sinh New Zealand cũng được phép sử dụng nhiều thiết bị hiện đại. Các công cụ như vi điều khiển, máy in 3D hay máy cắt laser không hề lạ lẫm, bởi các em được tự do sử dụng thiết bị này cho mục đích học tập và nghiên cứu.

Thầy Marc Rowlinson phụ trách bộ môn Công nghệ tại trường Trung học Northcross ở Auckland, cho rằng: “Những dự án thực tiễn giúp học sinh tự tin hơn, tăng khả năng tư duy cũng như cộng tác trong một nhóm”.

New Zealand đã áp dụng chìa khóa giáo dục STEM (kết hợp khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) để khơi gợi niềm đam mê công nghệ của giới trẻ thông qua chương trình chiến lược “The Nation of Curious Minds”. Đây là chương trình kéo dài đến năm 2024 nhằm tạo ra nguồn nhân lực có chuyên môn để đối mặt những biến đổi của thế kỷ 21 và đón đầu cách mạng 4.0.

Các trường học ở New Zealand trang bị cơ sở vật chất hiện đại và luôn cập nhật những công nghệ kỹ thuật mới nhất trong chương trình học.

Các trường học ở New Zealand trang bị cơ sở vật chất hiện đại và luôn cập nhật những công nghệ kỹ thuật mới nhất trong chương trình học.

Bên cạnh đó, các chương trình truyền hình về khoa học thường thức cũng được đầu tư mạnh mẽ. Điển hình là Let’s Get Inventin’, chương trình về khoa học và công nghệ khuyến khích trẻ em tham gia phát minh, biến ý tưởng thành hiện thực. 

Let's Get Inventin' là chương trình dành cho trẻ em có hiệu suất người xem cao nhất từ năm 2006 đến nay của New Zealand.

Let's Get Inventin' là chương trình dành cho trẻ em có hiệu suất người xem cao nhất từ năm 2006 đến nay của New Zealand.

Hiện tại, New Zealand là một trong những quốc gia tiên phong với nhiều nghiên cứu có giá trị. Theo thống kê năm 2018 của tạp chí Bloomberg về chỉ số cải tiến đổi mới, New Zealand liên tục đứng trong top 30 quốc gia có nhiều nghiên cứu, phát triển đổi mới nhất.

Với truyền thống quốc gia và những tiến bộ vượt bậc trong giáo dục, không có gì ngạc nhiên khi người dân quốc đảo kiwi sẽ viết tiếp nhiều phát minh mới lạ, hữu ích vào danh sách sáng chế đóng góp cho nhân loại.

New Zealand hiện là quốc gia sở hữu nền giáo dục đẳng cấp thế giới:

– Quốc gia nói tiếng Anh dẫn đầu toàn cầu về chỉ số giáo dục chuẩn bị cho tương lai.

– Cả 8 trường đại học đều nằm trong top 3% đại học tốt nhất thế giới.

– Cơ hội visa làm việc đến 3 năm sau khi tốt nghiệp cho sinh viên quốc tế.

Thái Hải (SSDH) – Theo Zing News

Share.

Leave A Reply