Kim Ji Young 1982 của nam thần Gong Yoo phơi trần xúc động nạn trọng nam khinh nữ xứ Hàn

0

Sẵn sàng du học – Kim Ji Young, 1982 khiến khán giả phải rơi nước mắt vì thương xót và đồng cảm cho bi kịch của người phụ nữ hiện đại.

(Bài viết có tiết lộ nội dung phim)

Được chuyển thể từ quyển sách từng gây nên một làn sóng lớn trong cộng đồng Hàn Quốc, Kim Ji Young, 1982 kể về những bi kịch mà người phụ nữ hiện đại phải chịu đựng trong cuộc sống hàng ngày. Dẫn đầu phòng vé Hàn ngay tuần đầu tiên ra mắt, bộ phim quả khiến ta không thất vọng về những thước phim chất lượng của mình.

1. Sự vật lộn của người phụ nữ giữa xã hội tưởng như đã bình đẳng

Kim Ji Young, 1982 kể về cuộc sống của cặp vợ chồng trẻ sau khi sinh đứa con đầu lòng. Từ những thay đổi nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống, phim đã đề cập đến bao bất công mà người phụ nữ phải chịu đựng trong cuộc sống hiện đại ngỡ như đã vô cùng "bình đẳng".

Bộ phim là nỗi khổ của người phụ nữ với vai trò của người vợ, người mẹ và người con.

Bộ phim là nỗi khổ của người phụ nữ với vai trò của người vợ, người mẹ và người con.

Nếu người mẹ ngày ấy phải bỏ học để làm thợ may, rồi cất giữ ước mơ để vun vén cho hạnh phúc gia đình, hi vọng những người con của bà có thể hạnh phúc. Thì trong mái ấm ấy, người chồng vẫn luôn ưu ái đứa con trai của mình hơn những đứa trẻ còn lại, người chị vì em mình cũng phải từ bỏ ước mơ và Kim Ji Young, nhân vật trung tâm của câu chuyện, từ bỏ công việc vì trách nhiệm với gia đình và áp lực bởi gia đình chồng, hằng ngày quần quật với dọn dẹp, nấu ăn và giặt giũ, chết mòn vì không được tiếp tục cuộc sống hạnh phúc trước đây.

Bộ phim còn cho ta thấy những tư tưởng sai lệch đã vô tình ăn sâu vào xã hội, khi nữ giới luôn bị đánh giá thấp trong công việc, trở thành đối tượng chính của quấy rối tình dục và bị đổ lỗi khi họ chính là nạn nhân của những hành vi quấy rối. Kim Ji Young, 1982 là một bức tranh trần tụi về một xã hội nơi nữ giới thường xuyên phải đón nhận những thiệt thòi như một lẽ thường nhiên.

2. Dàn diễn viên không lỗ hổng, Jung Yoo Mi và Gong Yoo diễn xuất hoàn hảo

Kim Ji Young, 1982 sở hữu dàn diễn viên vô cùng chất lượng. Hai nhân vật chính được thủ vai Jung Yoo Mi và Gong Yoo đã có màn thể hiện vô cùng xuất thần với hình ảnh người phụ nữ luôn cảm thấy tù túng ngay trong ngôi nhà của mình, liên tục thay đổi thái độ ứng với từng nhân cách đột nhiên xuất hiện và một người chồng đau đớn, bất lực khi thấy vợ mình chết dần chết mòn.

Gong Yoo và Jung Yoo Mi đã có màn trình diễn vô cùng ấn tượng trong từng thước phim.

Gong Yoo và Jung Yoo Mi đã có màn trình diễn vô cùng ấn tượng trong từng thước phim.

Không những thế, tuyến nhân vật phụ cũng thể hiện hoàn hảo với một người mẹ đau đớn khi thấy con mình dần trở nên kì lạ, một vị giám đốc mang theo vỏ bọc cứng rắn sẵn sàng đối đầu với những bất công nhưng mang theo một tâm hồn vụn vỡ hay cậu em trai với những biến chuyển tinh tế, từ vô tư, thượng đẳng dần quan tâm và yêu thương chị mình hơn. Phải nói dàn diễn viên đã góp một phần không nhỏ vào thành công của Kim Ji Young, 1982.

3. Không khí nặng nề, đứt gánh ngay khi gần chạm đích

Xuyên suốt bộ phim là không khí nặng nề, bức bách đúng như những biến chuyển cảm xúc bên trong nhân vật chính Kim Ji Young. Nhịp phim chậm rãi, nhấn nhá vào từng chi tiết nhỏ với những lời nói, những hành động vô tình hay cố ý biểu lộ sự kì thị, xem thường phụ nữ, khiến tâm lý người xem cũng bị đè nặng bởi sự khó chịu và uất ức. Điều này khiến Kim Ji Young, 1982 trở nên kén khán giả hơn các bộ phim cùng thể loại.

Bộ phim mang theo cảm giác nặng nề, bí bách đúng như tâm lý của Kim Ji Young.

Bộ phim mang theo cảm giác nặng nề, bí bách đúng như tâm lý của Kim Ji Young.

Với nội dung đầu tư nhiều về những bất công trong xã hội, đoạn đầu của phim đã hoàn thành tốt việc khơi gợi sự xót xa, đồng cảm cho khán giả. Thế nhưng do quá chú trọng nên phần đầu phim bỗng trở nên lê thê quá cần thiết, khiến cao trào của bộ phim cũng không đẩy cảm xúc lên đến đỉnh điểm như mong đợi, khiến bộ phim dường như hụt chân ở những phân đoạn cuối.

4. Khi những chiến binh không chỉ đến từ một nửa thế giới

Cuộc chiến trong Kim Ji Young, 1982 không phải là cuộc chiến của “nữ quyền” mà là cuộc chiến của “bình đẳng giới”. Trong cuộc chiến đó, người phụ nữ chưa bao giờ chịu khuất phục. Vì người mẹ luôn thôi thúc con mình được làm điều mình muốn, những người phụ nữ vẫn không ngừng khẳng định mình trên con đường sự nghiệp và cô nàng Kim Ji Young, sau bao lần phải nói lên nỗi lòng dưới danh nghĩa của người khác cuối cùng cũng có thể phản kháng bằng chính tiếng nói của mình.

ssdh-kim-ji-young-1982b

Thành công của Kim Ji Young không chỉ là tiếng nói của người phụ nữ trong xã hội mà còn đề cập đến những khó khăn mà người đàn ông vô tình phải chịu đựng. Đó là áp lực phải trung hòa giữa gia đình với công việc, khi việc ở nhà chăm con cũng bị phán xét, thậm chí tìm cách đuổi việc. Là những quan niệm ăn sâu vào tư tưởng để rồi đau khổ khi nhận ra bản thân đã vô tình gây nên lỗi lầm.

Người chồng, người bạn đồng nghiệp luôn lo cho vợ, người cha hay người em trai không chỉ là liều thuốc và ánh sáng cứu rỗi chính tâm hồn của Kim Ji Young mà còn là sự đồng cảm của một nửa thế giới dành cho một nửa còn lại.

Không hô khẩu hiệu, không quá melodrama như cách những phim Hàn thường hay sử dụng, Kim Ji Young 1982 đã vạch trần xã hội bằng những điều tưởng như nhỏ nhặt nhất, hiển nhiên nhất và đấu tranh cho bất đình đẳng giới bằng những hành động nhỏ nhặt nhất từ những con người bình thường nhất.

Cá Domino (SSDH) – Theo kenh14

Share.

Leave A Reply