Sẵn sàng du học – Phần thi viết trong kì thi IELTS luôn được xem là phần thi “khó nhằn" và căng thẳng nhất đối với các thí sinh. Trong bài viết dưới đây, Hotcourses sẽ giúp bạn tìm hiểu những tiêu chí chấm của phần thi IELTS Writing cũng như những bí kíp hữu ích để nâng cao điểm số phần thi viết IELTS theo từng tiêu chí chấm. Khám phá ngay thôi!
4 tiêu chí chấm của phần thi Writing Task 1
Phần thi viết Task 1 của bài thi IELTS đòi hỏi thí sinh phải mô tả, giải thích hoặc tổng hợp bảng biểu, sơ đồ, bản đồ mà đề bài đưa ra thành thông tin bằng từ ngữ của bạn. Thông thường, thí sinh được yêu cầu viết khoảng 150 từ trong vòng 20 phút. Giám khảo sẽ đánh giá bài thi của bạn dựa trên 4 tiêu chí lớn, mỗi tiêu chí chiếm 25% tổng số điểm của phần thi:
-
Task Achievement (Khả năng hoàn thành yêu cầu bài thi)
-
Coherence and cohension (Tính gắn kết giữa các câu và đoạn văn)
-
Lexical Resource (Vốn từ vựng)
-
Grammatical Range and accuracy (Ngữ pháp)
Task Achievement (Khả năng hoàn thành yêu cầu bài thi)
Tiêu chí Task achievement nhấn mạnh vào phần thông tin mà bạn có thể mô tả, tổng hợp từ các bảng biểu mà đề bài đưa ra. Để đạt được cao trong tiêu chí chấm này, bạn cần cho giám khảo thấy khả năng khái quát thông tin cũng như phân tích, so sánh các thông tin một cách chính xác và linh hoạt.
Tham khảo các bí kíp để nâng cao điểm số phần này nhé:
-
Phân tích biểu đồ và nhận diện những điểm quan trọng, nổi bật
-
Khái quát những điểm nổi bật đó trong phần tổng quan (overview)
-
Đưa ra những dẫn chứng bằng số liệu hoặc ngày tháng cụ thể
-
Tránh đưa những thông tin sai
-
Tránh đưa quan điểm cá nhân
-
Nên viết trên 150 từ
Coherence and cohension (Tính gắn kết giữa các câu và đoạn văn)
Tiêu chí Coherence đề cập đến việc tổ chức thông tin, còn tiêu chí Cohension đề cập đến tính liên kết và mạch lạc trong các ý trong bài viết. Bài viết của bạn cần phải được sắp xếp sao cho dễ đọc và dễ hiểu. Điều đó có nghĩa là bạn cần sắp xếp các ý theo từng đoạn riêng biệt, và sau đó bạn cũng cần kết nối các ý, các đoạn trong bài viết sao cho rõ ràng, mạch lạc.
Bạn có thể nâng cao điểm số ở tiêu chí chấm này nếu bạn:
-
Lập dàn ý cho bài viết để xác định rõ cách sắp xếp, tổ chức thông tin
-
Có khoảng 4 đoạn trong bài viết của bạn
-
Sử dụng các từ nối đa dạng và hợp lý
-
Tránh các lỗi sai với các từ nối
-
Tránh lỗi lặp từ bằng việc sử dụng 1 số từ như this, it,..
Lexical Resource (Vốn từ vựng)
Lexical Resource tạm hiểu là từ vựng và các khía cạnh liên quan đến từ vựng. Việc bạn sử dụng từ vựng, chính tả cũng như số lỗi về từ vựng mà bạn mắc phải có thể ảnh hưởng đến điểm số của bạn.
Tăng điểm phần Từ vựng bằng cách:
-
Sử dụng từ vựng chỉ sự so sánh, xu hướng tăng giảm, lên xuống,…
-
Sử dụng từ vựng nói về các dữ liệu con số, ngày tháng một cách linh hoạt
-
Hiểu và sử dụng đúng các cụm từ collocation (động từ nào đi với giới từ nào, danh từ nào?)
-
Viết đúng chính tả
-
Tránh dùng những từ ngữ không chính thống (hay còn gọi là ngôn ngữ informal)
Grammatical Range and accuracy (Ngữ pháp)
Grammatical Range là khả năng sử dụng linh hoạt cấu trúc ngữ pháp, còn Grammatical Accuracy là tiêu chí đo mức độ chính xác của cấu trúc ngữ pháp đó. Trong tiêu chí Grammatical Range, người chấm thi sẽ không chỉ chú ý đến sự đa dạng trong cấu trúc ngữ pháp mà còn đánh giá dựa trên việc bạn có khả năng sử dụng những cấu trúc khó như câu phức, câu đảo ngữ và cấu trúc nhấn mạnh hay không. Tiêu chí Grammatical Accuracy đòi hỏi bạn cần tránh tối đa các lỗi sai về ngữ pháp.
Bạn sẽ được điểm cao trong tiêu chí này nếu bạn:
-
Sử dụng chính xác thì động từ được sử dụng trong bảng biểu, sơ đồ
-
Sử dụng linh hoạt các cấu trúc câu khác nhau
-
Chú ý cách sắp xếp trật tự từ trong câu
-
Tránh các lỗi sai trong ngữ pháp
-
Sử dụng đúng các dấu câu
4 tiêu chí chấm của phần thi Writing Task 2
Trong phần thi viết Task 2, thí sinh sẽ phải viết một bài luận khoảng 250 từ trong khoảng 40 phút nhằm đưa ra những lập luận, lí lẽ về một vấn đề nào đó mà đề bài đặt ra. Tương tự phần thi viết task 1, phần task 2 cũng có 4 tiêu chí chấm điểm lớn, bao gồm:
-
Task response (Khả năng trả lời yêu cầu bài thi)
-
Coherence and cohension (Tính gắn kết giữa các câu và đoạn văn)
-
Lexical Resource (Vốn từ vựng)
-
Grammatical Range and accuracy (Ngữ pháp)
Task response (Khả năng trả lời yêu cầu bài thi)
Tiêu chí đầu tiên trong phần thi Writing Task 2 sẽ tập trung vào việc bạn có trả lời đúng trọng tâm câu hỏi mà đề bài đưa ra hay không cũng như việc bạn đưa ra các luận điểm chính và phát triển chúng.
Các bí kíp cải thiện điểm số của tiêu chí này:
-
Trả lời tất cả các vấn đề mà đề bài đặt ra
-
Tập trung viết và phân tích sát vấn đề thay vì đề cập các ý tổng quan
-
Lên dàn ý các ý tưởng triển khai để tránh lạc đề
-
Nên viết trên 250 từ
Coherence and cohension (Tính gắn kết giữa các câu và đoạn văn)
Người chấm sẽ đánh giá phần kết cấu bài luận, từng đoạn văn cũng như việc bạn kết nối giữa các phần để đánh giá tính mạch lạc, liên kết giữa các phần với nhau.
Điểm số của bạn sẽ gia tăng nếu:
-
Có khoảng 4 – 5 đoạn trong bài luận của bạn.
-
Mỗi đoạn chỉ nên có 1 luận điểm
-
Sắp xếp trật tự các luận điểm một cách logic
-
Sử dụng các từ nối hợp lý
-
Tránh các lỗi sai với các từ nối
Lexical Resource (Vốn từ vựng)
Cách bạn sử dụng từ vựng, paraphrasing (dùng các từ ngữ, cấu trúc câu để viết lại câu sao cho cấu trúc câu không thay đổi), chính tả cũng như số lỗi sai bạn mắc phải là những tiêu chí chính để giám khảo cho điểm bạn ở tiêu chí Lexical Resource.
Để ẵm trọn điểm số của phần này, bạn cần:
-
Sử dụng các cụm từ collocation
-
Sử dụng từ vựng về chủ đề mà đề bài đưa ra
-
Tránh các lỗi từ vựng trong việc paraphase
-
Viết đúng chính tả
-
Tránh dùng những từ ngữ không chính thống (hay còn gọi là ngôn ngữ informal)
-
Tránh các lỗi sai khác
Grammatical Range and accuracy (Ngữ pháp)
Trong phần này, giám khảo sẽ tập trung đánh giá và cho điểm dựa trên các cấu trúc câu, các thì động từ mà bạn sử dụng. Vì thế, để đạt điểm cao ở tiêu chí này, việc sử dụng đúng và linh hoạt các cấu trúc ngữ pháp và các thì là vô cùng quan trọng.
Bí kíp tăng điểm cho bạn:
-
Sử dụng linh hoạt các thì (thời bị động, chủ động, thời quá khứ, tương lai, thì hoàn thành, tiếp diễn,…)
-
Chú ý cách sắp xếp trật tự từ trong câu
-
Linh hoạt thay đổi các cấu trúc câu khác nhau
-
Sử dụng đúng các dấu câu
-
Tránh các lỗi sai trong ngữ pháp (Một số lỗi cơ bản mà mọi người hay mắc phải là sử dụng mạo từ, danh từ số nhiều, danh từ không đếm được, trật tự từ…)
Thái Hải (SSDH) – Theo VnExpress