Phân biệt ngành Khoa học máy tính (computer science) và kỹ thuật máy tính (computer engineering)

0

Sẵn sàng du học – Khoa học máy tính (Computer science) và Kỹ thuật máy tính (Computer engineering) là hai trong số các ngành thuộc nhóm ngành Công nghệ thông tin. Nhiều người cho rằng, Công nghệ thông tin là một nhóm ngành chung chung nên các kiến thức của các nhóm ngành trong đó cũng tương đối giống nhau. Tuy nhiên, trên thực tế, về chuyên sâu kiến thức giữa các ngành thuộc nhóm ngành Công nghệ thông tin, cụ thể là ngành Khoa học máy tính và Kỹ thuật máy tính cũng có sự khác biệt rõ rệt. Để tìm hiểu sự khác biệt đó là gì, hãy cùng SSDH tham khảo bài viết dưới đây.

ssdh-nganh-IT

Bạn có thể nhìn thấy những điểm khác biệt rõ ràng nhất giữa ngành Khoa học máy tính và Kỹ thuật máy tính qua bảng phân tích dưới đây:

  KHOA HỌC MÁY TÍNH KỸ THUẬT MÁY TÍNH
Khái niệm

Khoa học máy tính là nghiên cứu về cách các máy tính hoạt động, chủ yếu từ quan điểm lý thuyết và toán học.

Kỹ thuật máy tính là nghiên cứu về cách thức các hệ thống phần mềm được xây dựng, bao gồm các chủ đề như quản lý dự án, đảm bảo chất lượng và kiểm tra phần mềm.
Tính chất Học thuật, lý thuyết và thiên về nghiên cứu chuyên sâu. Thực hành và ứng dụng thực tiễn.
Lĩnh vực nghiên cứu

Các hệ thống điều khiển thông minh, các hệ thống đa truyền thông, các hệ thống khai thác xử lý tri thức, xử lý ngôn ngữ tự nhiên…

Các nguyên lý cơ bản và thực tiễn trong lĩnh vực kỹ thuật máy tính, đặc biệt là lĩnh vực thiết kế vi mạch.
Sự khác biệt trong các môn học Sinh viên sẽ được học những ngôn ngữ lập trình khác nhau trong môi trường máy tính, giúp sinh viên thông thạo những kỹ năng khác nhau – từ thiết kế đồ họa máy tính, phát triển và phân tích những thuật toán số, những hệ thống mạng và hệ điều hành phức tạp; xây dựng và lưu trữ dữ liệu cho đến cải tiến những sự tương tác giữa máy tính và con người.

Chương trình kỹ thuật máy tính tập trung vào phát triển, tạo mẫu và thiết kế phần cứng, phần mềm cũng như sự tích hợp của cả hai. Kỹ thuật máy tính nhấn mạnh vào vật lý cũng như sản xuất những thiết bị và vi mạch tích hợp. Sinh viên sẽ được đào tạo để thông thạo về người máy, nhận dạng khuôn mặt, xử lý ngôn ngữ nói và nhiều hơn thế.

Định hướng nghề nghiệp
  • Định hướng Công nghệ phần mềm
  • Định hướng Hệ thống thông tin
  • Định hướng Khoa học dữ liệu
  • Định hướng Trí tuệ nhân tạo
  • Định hướng An toàn thông tin
  • Định hướng Máy tính và Hệ thống nhúng
  • Định hướng Truyền thông dữ liệu và Mạng máy tính
Chức danh công việc
  • Lập trình viên
  • Nhân viên thiết kế phần mềm
  • Kinh doanh hoặc hệ thống phân tích viên
  • Phát triển phần mềm
  • Hỗ trợ phần mềm
  • Kỹ sư phần mềm
  • Kỹ sư hệ thống
  • Kỹ sư phần cứng
  • Kỹ sư phần mềm
  • Kỹ sư tần số vô tuyến
Nơi làm việc Tham gia giảng dạy công nghệ thông tin trong các trường đại học, tham gia nghiên cứu trong các phòng lab R&D, tư vấn về công nghệ thông tin cho các đơn vị, doanh nghiệp cũng như tham gia viết các sản phẩm phần mềm có giá trị mang bản sắc trí tuệ Việt Nam.

Nghiên cứu và thiết kế các bộ phận chức năng của máy tính, tham gia làm việc trong các dự án sản xuất các thiết bị máy tính cho các tập đoàn lớn trên thế giới đã đầu tư vào Việt Nam như: Intel, IBM, Samsung, Nidec…

Mức lương (người/năm) $ 114,520 $112,760
Đối tượng phù hợp Yêu thích toán học, logic hoặc nếu bạn muốn tham gia vào một lĩnh vực chuyên biệt trong CS chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo, học máy, an ninh, hoặc đồ họa. Quan tâm nhiều hơn đến cách thực hành và nếu bạn muốn tìm hiểu chu kỳ sống chung của phần mềm được xây dựng và duy trì như thế nào.

Đặc điểm chung của những ngành này chính là đòi hỏi lượng chất xám cao và phải dành thời gian nhiều để tìm hiểu và mày mò. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy khối ngành này quá khô khan, hãy tham gia các bài kiểm tra sinh trắc học để hiểu xem mình hợp với ngành nghề nào và tìm gặp các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục để xin lời khuyên.

Cá Domino (SSDH)

Share.

Leave A Reply