SSDH – Thầy Jim sẽ tiếp tục chia sẻ với chúng ta về những kinh nghiệm của thầy về học nghe – hiểu. Làm sao để nghe tốt hơn mà không phải sắm một cặp tai mới khi du học.
“Thầy nói chậm hơn được không?’ Là một yêu cầu rất cửa miệng, và thầy giáo hoàn toàn có thể làm theo, nhưng làm vậy có ích cho bạn không? Sự thật là không. Hầu hết người nước ngoài không phải là giảng viên, vì vậy họ có thể nói chậm lại cho bạn một chút; tuy nhiên sẽ sớm quên và lại nói nhanh trở lại.
Bạn ở nước ngoài, đang làm quen với môi trường và muốn kết bạn mới. Nói chuyện mà liên tục hỏi lại thì ấn tượng ban đầu về bạn đang từ zero sẽ tụt xuống mức âm. Do đó, học sinh cần phải tập nghe rất nhiều, ngay từ khi bắt đầu học tiếng Anh. Cách tốt nhất để làm việc đó là gì? Có không chỉ một cách để làm điều này.
Đa số các bạn muốn đi du học cần nâng cao tiếng Anh. Vậy các lỗi thường mắc là gì ạ?
Học sinh giỏi nhất tôi từng dạy là một bạn học sinh nam, rất yêu nhạc phương Tây và nhạc đồng quê Mỹ. Tôi có thể chê cậu ta về sở thích nhạc dở, nhưng tôi không thể chê vào đâu được cách phát âm như người bản xứ của cậu ta. Rất ít học sinh đạt được đến trình độ đó, đại bộ phận hầu như ít phát âm chuẩn được, bởi tiếng Anh là một ngôn ngữ của rhythm and stress – ngữ điệu và điểm nhấn.
Hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới là syllable timed – tức là được ngắt âm theo chữ, giống như tiếng Việt. Độ dài của các chữ trong tiếng Việt là đều nhau (1 âm), nhưng không thể nói tiếng Anh cách đó, nghe bạn sẽ giống như rô-bốt. Các học sinh Việt Nam thường không ý thức được điều này, nên lắng nghe các bạn nói rất mệt mỏi. Nghe nhạc và hát theo bài thực ra là một cách rất hay để bắt chước được ngữ điệu của tiếng Anh. Hát theo cũng không phải động não gì, nên là một cách làm bài tập hoàn hảo sau một ngày dài đi làm. Cách này đồng thời giúp luyện nghe – rất cổ điển nhưng hiệu quả.
Vậy ngoài việc học cách phát âm chuẩn, anh có thể bật mí cách nghe tiếng anh hiệu quả trong giao tiếp cũng như trong quá trình học sinh đi du học?
Một trong các lí do làm cho việc tập nghe khó khăn là vì bạn cần phải biết văn hóa bản xứ để có thể “make sense of the conversations” – hiểu hết trong các ngữ cảnh. Điều này đồng nghĩa với việc bạn nên thực sự quan tâm đến văn hóa và lịch sử của các quốc gia nói tiếng Anh, thì mới hiểu hết những cách nói nghĩa bóng trong ngôn ngữ họ. Một cách hay để tìm hiểu là qua các thước phim lịch sử, xem các đoạn video ngắn, nhắc lại các từ vựng, tìm hiểu các nhân vật qua wikipedia. Chú ý rằng nhiều phim bạn mua ở Châu Á là pirate copies – bản ăn cắp bản quyền, các phụ đề tiếng Anh thường sai, nếu bạn tự tải movie script về thì sẽ tốt hơn.
Phương pháp nào để các bạn học sinh có thể luyện nghe một cách tốt nhất?
Tiếng Anh có nhiều từ đồng nghĩa hơn hầu hết các ngôn ngữ khác, kể cả Việt Nam. Các học sinh cần làm quen với điều đó, các từ hiếm khi lặp lại trong các cuộc nói chuyện, và những từ bạn không hiểu rất có khả năng là những từ đồng nghĩa. Các học sinh cũng nên để ý nhiều đến ngữ cảnh của cuộc nói chuyện, sẽ giúp các bạn đoán được nghĩa các từ đồng nghĩa dễ dàng hơn.
Có thể tìm thấy một vài phương pháp luyện nghe rất tốt từ những môi trường khác, ví dụ như phương pháp được người dịch đuổi sử dụng, Shadowing là chính. Đây là phương pháp nhắc lại, điểm khác là học sinh không được đọc tài liệu trước khi nghe, bởi nó nhiều phần là một bài tập trí nhớ hơn là một bài tập nghe.
Học sinh cũng cần luyện nghe ngoài lớp học, càng luyện nghe nhiều lúc đầu, kỹ năng nghe càng tiến bộ nhanh, chỉ đơn giản như vậy thôi. Nếu bạn chọn luyện như vậy với các bài hát, hãy chọn các bài hát có ngữ pháp ok. Bất kỳ một ban nhạc nào trong vòng 20 năm trước cũng tốt – ABBA, The Beatles…
Đông Đức (SSDH) – Theo Dân trí