10 tips để giải quyết dạng Matching Heading khó nhằn

0

SSDH – Khi mình trong quá trình luyện thi IELTS lần đầu tiên, target của mình là 8.5 kỹ năng đọc nhưng thường với các bài practice trong các cuốn Cambridge, điểm reading của mình trung bình giao động trong khoảng 35 – 38 câu. Lúc đó là 1 tháng trước khi thi, mình cảm thấy khá lo lắng vì điểm số đó chưa phải là điểm số an toàn. Quái lạ thay, các lỗi sai đều hay tập trung vào dạng matching heading.

 

Tuy nhiên, không khuất phục, mình dành hẳn 1 buổi google để tìm hiểu ý kiến cách làm dạng bài này của các bạn, các anh chị đã đi trước. Có rất nhiều ý kiến trên mạng hướng dẫn về cách làm dạng bài khó này, nhưng mình đảm bảo 10 tips dưới đây là những chia sẻ đúng đắn và dễ học tập nhất.

 

10 tips để giải quyết dạng Matching Heading khó nhằn

 

1.  Không dựa vào keywords

 

Không dựa vào keywords để chọn headings vì đây chính là cái bẫy của người ra đề. Họ sẽ cố tình sắp xếp cho từ trong headings và từ trong bài đọc giống nhau để chúng ta bị lừa! Vì vậy tip đầu tiên cho dạng này là SCAN MEANING, NOT KEYWORDS. Tuy nhiên điều này cũng không phải đúng 100% với tất cả các dạng câu hỏi, các bạn cần nhớ rằng đoạn A có chứa từ ngữ giống hệt heading (i) thì vẫn không chắc chắn rằng đoạn A nối với heading (i). Thay vào đó, hãy chú ý đến ngữ nghĩa của cả đoạn.

 

2. Làm dạng câu hỏi này sau

 

Bài heading matching sẽ là những câu hỏi đầu tiên của một bài text mới, chính vì thế nên các bạn cũng thường làm trước rồi sau đó mới bắt tay trả lời các câu hỏi sau của bài đọc. Tuy nhiên, cách làm dạng bài matching headings này lại khác với hầu hết các dạng câu hỏi IELTS reading khác. hãy làm dạng Headings sau cùng vì nó mang tính tổng quát. Khi làm tất cả các câu hỏi khác là bạn đã có cơ hội đọc lướt cả bài đọc, nắm được sơ sơ ý của bài. Sau đó quay trở lại làm dạng Headings, bạn sẽ đưa ra lựa chọn nhanh hơn.

 

3. Đọc headings trước, đọc đoạn văn sau

 

Cố gắng đọc headings 1 lần và ghi nhớ nghĩa của tất cả headings để khi vừa đọc đoạn văn, vừa suy nghĩ xem headings nào thích hợp, không bị mất thời gian lật qua lật lại đọc lại headings 1 lần nữa. Nên nhớ vấn đề Timing là cực kỳ quan trọng!

 

4. Đọc đoạn văn theo thứ tự từ trên xuống dưới

 

Sở dĩ như vậy là vì bài văn thường theo 1 cấu trúc chứ không sắp xếp lung tung đâu. Ví dụ như đoạn đầu giới thiệu 1 căn bệnh, đoạn thứ 2 là các triệu chứng bệnh, đoạn thứ 3 là cách chữa bệnh. Chúng ta có thể dựa vào cấu trúc này để chọn heading cho phù hợp.

 

5. Đâu là câu topic sentence

 

Câu đầu tiên/câu cuối cùng chưa chắc là câu topic sentence. Trong nhiều trường hợp, thậm chí không có 1 câu topic sentence rõ ràng mà ý chính sẽ nằm rải rác trong đoạn.

 

6. Gạch chân từ khóa chính

 

Hãy gạch dưới các từ/các câu đưa các bạn đến quyết định chọn 1 heading. Điều này sẽ giúp các bạn kiểm tra lại lựa chọn của mình dễ dàng hơn ngay sau khi làm bài hoặc thậm chí vào cuối giờ khi bạn còn thừa thời gian nữa

 

7. Topic sentence có thể nằm ở giữa đoạn

 

Đôi khi chúng ta có thể dựa vào các từ nối để suy luận ra ý chính của đoạn văn. Thông thường thì các câu thể hiện kết quả (với từ nối là as a result, consequently,…) là câu topic sentence.

 

8. Khi bạn phân vân 2 đáp án

 

Nếu phân vân 1 heading phù hợp cho cả 2 đoạn văn, hãy viết cùng 1 câu trả lời cho cả 2 đoạn văn đó. Bởi vì có nhiều khả năng bạn đúng 1 trong 2 câu. Nếu không, bạn có thể sai cả 2 câu.

 

9. Skimming luôn là kỹ năng quan trọng

 

Đừng đọc kỹ từng đoạn văn, nói chung là không đáng tốn thời gian cho việc đó. Chỉ cần đọc lướt và gạch dưới những ý chính mà thôi.

 

10. Tránh cạm bẫy

 

Các câu dài chưa chắc đã là ý chính! Đôi khi ý phụ lại dài hơn ý chính rất rất nhiều lần. Họ có thể kể lể dài dòng về 1 ví dụ, 1 công trình nào đó nhưng đó hoàn toàn không phải là ý chính. Đừng để bị lừa nhé.

 

Cuối cùng, đừng tốn quá nhiều thời gian cho 1 câu. Không cho phép bản thân dành quá nhiều thời gian cho dạng câu hỏi này khiến bạn mất thời gian làm các câu hỏi hay các passage khác. Hãy áp dụng đúng chiến thuật 15 – 20 – 25 để không bị thiếu giờ. Nếu bạn không lựa chọn được đáp án nào, hãy tạm thời ghi lại đáp án mà bạn nghi ngờ nhất và quay trở lại với đoạn paragraph đó vào cuối thời gian

 

Nếu bạn cũng đang gặp khó khăn như mình đã chia sẻ ở mở bài, thì bạn cũng đang nắm trong tay 10 tips quan trọng để bạn làm tốt dạng bài này. Tuy nhiên, có trong tay 10 chiếc cần câu không có nghĩa là bạn sẽ có cá ăn tối nay, bạn cần phải đi câu! Có 10 tips trong tay nhưng hãy luyện tập chăm chỉ và rút kinh nghiệm từ những lỗi sai để có kết quả xứng đáng nhé.

 

Nguồn: Kinh Doanh & Pháp Luật

Share.

Leave A Reply