Những cân nhắc khi chọn từ để viết

0

SSDH – Trong quá trình viết văn bản, người dùng tiếng Anh thường chọn từ gần nghĩa nhất để thay thế khi bí từ và hài lòng với phương án này.

 hoc%20tieng%20anh.jpg

 

Tìm từ thay thế được xem như một cây cầu tạm để người viết tiếp tục với những câu văn tiếp theo, không làm gián đoạn mạch viết. Tuy nhiên, việc chọn đúng từ như mong muốn vẫn là điều quan trọng và vẫn có một số mẹo nhỏ để tìm ra, thay vì phải dùng từ đồng nghĩa, gần nghĩa.

 

Kiên nhẫn

 

Nếu không nghĩ ngay được từ muốn dùng, bạn có thể tìm kiếm gợi ý từ Internet hoặc người thân, viết những từ có thể ra giấy rồi chọn lọc. Chịu khó dành thời gian sẽ giúp bạn chọn được từ có thể truyền tải chính xác ý của mình tới người đọc.

 

Dùng từ điển

 

Khi bí từ, hãy nghĩ xem ý chính bạn muốn truyền tải là gì, chọn một trong số các từ lóe lên trong đầu rồi tìm trong từ điển để tra từ đồng nghĩa, gốc từ hay các cách sử dụng. Cách làm này được ví như một trò chơi lắp ghép, vừa mang lại kết quả, vừa giúp người viết tìm hiểu thêm những từ khác.

 

Nhận diện nghĩa

 

Một nhóm từ đồng nghĩa không phải lúc nào cũng có thể dùng thay thế cho nhau bởi cách dùng và những nghĩa trên diện rộng. Ví dụ, portly, chubby, overweight, plump, obese đều có thể xem là đồng nghĩa với fat (béo) nhưng lại không thể dùng lẫn cho nhau. Nhiệm vụ của người viết là phải chọn ra được từ mang sắc thái nghĩa chính xác nhất với chủ đích của mình.

 

Tránh từ đồng nghĩa

 

Tác giả Adrienne Dowhan viết trong cuốn sách hướng dẫn “Essays that will get you into college” nhận định: “Dùng từ đồng nghĩa không giúp bạn thông minh hơn trong mắt người khác mà chỉ khiến bạn đang tỏ ra mình cố gắng để trông thông minh hơn”.

 

Cẩn thận với các từ đoán mò

 

Những từ cứng nhắc, thiếu tự nhiên hoặc cố vẽ ra cho dài dòng, tự nghĩ (võ đoán)… sẽ không phải là phương án tốt để dùng. Tiếng Anh có một quy ước ưu tiên dùng các từ đơn giản, mang nghĩa rõ ràng.

 

Bỏ thói lạm dụng từ

 

“Pet words” là những từ mà người viết, nói sử dụng quá nhiều (lạm dụng) tới mức chẳng nhận ra mình đang dùng các từ đó. Một số ví dụ như very, just, that.

 

Loại trừ từ sai

 

Một lời khuyên cho người dùng tiếng Anh là không cần chọn từ đúng mà hay lọc và loại bỏ các từ sai.

 

Lắng nghe

 

Hãy thử phương án sau: khi lựa chọn từ và ghép vào cả câu, nhẩm trong đầu xem câu đấy khi đọc lên sẽ thế nào bởi theo nghiên cứu, người đọc sử dụng mắt để đọc chữ nhưng thực chất họ như đang nghe một tiếng nói ở trong đầu. Vì vậy, những yếu tố như nhịp điệu hay sự lặp âm trong đầu rất quan trọng với mỗi câu được viết ra.

 

Biết mình cần gì

 

Từ nào là đúng, từ nào cần thiết thì chỉ người viết mới biết chính xác được. Từ đúng là từ mà họ đang muốn tìm, phù hợp với ý định và mục đích của người viết. Do đó cần tránh các từ dông dài, quá hoa mỹ để thể hiện mình.

 

Thích việc chọn từ

 

Người ta thường không xem việc phải ngồi chọn từ là một niềm vui và quên rằng đây là công việc giúp rèn luyện khả năng biểu đạt ý nghĩ một cách đặc biệt và hiệu quả.

 

Nguồn: Vnexpress

Share.

Leave A Reply