Ai bảo du học sinh không ăn “đồ ăn liền”

0

SSDH – Những tưởng được học tập và làm việc ở những đất nước khác, du học sinh Việt Nam sẽ được tha hồ nếm trải những món ăn ngon lành, hấp dẫn.

 

Nhưng thực tế, lạ vị, không có những thức ăn quen thuộc mang hương vị quê hương dường như là thử thách của không ít bạn trẻ khi xa xứ. Vì vậy, tự chế biến hoặc sử dụng “đồ ăn liền” từ gạo mang vị Việt trở thành “cứu cánh” của không ít du học sinh.

 

Rất nhiều du học sinh ở nước ngoài đã tự mình mày mò nấu những món ăn Việt yêu thích để vừa thỏa nỗi nhớ quê, vừa “chiêu đãi” bạn bè bằng những món ăn truyền thống. Có lẽ, món ăn được nhiều du học sinh Việt lựa chọn nhiều nhất chính là phở, sau đó là bún, hủ tiếu, nem nướng, bánh xèo… Nhưng có lẽ, các món với sợi gạo đặc trưng chất Việt và nước dùng đậm vị như phở bò, gà, nghêu; bún mắm, bún bò huế; hủ tiếu nam vang là lựa chọn ưu tiên. Những thực phẩm, gia vị của Việt Nam chắc chắn cũng không quá khó mua, nhưng mua được về rồi mà không biết chế biến thì cũng không thể nào thưởng thức được đúng hương vị đặc trưng của món ăn và không ít du học sinh phải “khóc dở, mếu dở” vì món ăn làm ra “ không giống”.

 du%20hoc%20sinh.JPG

 

Trang Phạm (du học sinh tại Melbourne, Úc) than thở: “Khi còn ở Việt Nam, mình hay ăn sáng cùng bố mẹ. Qua đây, thứ làm mình “vật vã” nhất cũng chính là những bữa ăn vì nhớ món nhà. Đặc biệt là bún, vị bún riêu cua, bún mắm đặc trưng ở nhà mình thèm quá trời mà ở Úc mình tìm hoài chẳng có ai bán. Vậy nên mình đã nhanh trí dùng những gói sản phẩm gạo ăn liền để chế biến nhanh mà vẫn giữ được hương vị của từng món ăn quê hương”.

 du%20hoc%20sinh2.jpg

 

Ái Trần (Du học sinh tại Phần Lan): “Mình là con trai nên việc ăn uống cũng rất đơn giản. Những ngày đầu qua đây, mình thèm ơi là thèm những món ăn việt như bánh cuốn, nước mắm, chả, nhớ ơi là nhớ tô phở, tô bún hay tô hủ tiếu ở nhà mẹ nấu. Ở bên này, mình cũng đã mon men học được món bún bò huế của một người bạn DHS Huế những lần hội đồng hương gặp nhau. Nhưng mà tự nấu để ăn cho đỡ thèm thì mình cũng “đành chịu” vì mỗi lần nấu nướng là mình chuẩn bị cập rập, quên này thiếu kia. Thế là bỏ cuộc. Mẹ hay dì cũng hiểu ý nên mỗi lần sang thăm là đem cho mình thêm thùng phở, bún, hủ tiếu ăn liền để giúp mình đỡ thèm”.

 du%20hoc%20sinh3.jpg

 

Trúc Bùi (MBA – Hoa Kỳ): “Mình mới chân ướt chân ráo từ Việt Nam qua đây học thạc sĩ nên vẫn chưa quen được với đồ ăn ở bên này. Lúc nào mình cũng thủ sẵn “đồ ăn liền” để có thể nạp được năng lượng mọi nơi mọi lúc mà không lạ vị. Đổi món liên tục những sản phẩm ăn liền là bí quyết mình áp dụng để không bị ngán, lúc phở bò, gà, nghêu; lúc bún mắm, bún bò huế, lúc hủ tiếu Nam vang, hủ tiếu thịt bằm, khi hủ tiếu bò kho… Ăn nhiều như vậy nhưng cũng chả sợ mập với sợ nóng, vì đồ ăn từ Gạo nên dễ ăn mà không lo bị béo phì”.

 

Với người Việt, món ăn có thể chế biến từ những nguyên liệu đơn giản, không cần cầu kỳ nhưng phải thể hiện được hương vị tinh tế, thuần chất của món ăn. Thế nhưng, du học sinh không phải ai cũng có đủ thời gian và điều kiện để “lội ba quãng đồng” để chuẩn bị một món ăn ưng ý ở nơi đất khách. Vì vậy, ưu tiên lựa chọn những món ăn liền từ nhà là lựa chọn được ủng hộ nhiều nhất. Ai bảo du học sinh không ăn “đồ ăn liền” như ở nhà mình, các bạn nhỉ!

 

Đông Đức (SSDH) – Theo Kênh 14

Share.

Leave A Reply