SSDH – Hôm thứ 6, ngày 13 tháng 4 vừa qua hội đồng chính phủ Úc đã có quộc họp triển khai chương trình visa mới cho các trường đại học và xác nhận sẽ chỉ định áp dụng thêm cho một số trường cao đẳng từ nửa cuối năm nay.
Như vậy, các trường cao đẳng tư nhân và khối TAFEs sẽ sớm được hưởng các lợi thế visa như các trường đại học. Các tập đoàn công nghiệp ở đây đã chào đón nồng nhiệt quyết định này của Chính phủ.
Theo hệ thống mới, bất kỳ du học sinh quốc tế nào đã được một trường đại học nhất định tại Úc tiếp nhận sẽ gặp ít trở ngại nhất và cũng như có mức độ rủi ro thấp nhất khi xét cấp visa. Thời gian chờ đợi visa cũng như chứng minh tài chính sẽ được giảm thiểu. Vì vậy, trách nhiệm của các trường đại học sẽ lớn hơn rất nhiều và cục nhập cư sẽ áp đặt những gánh nặng quản lý lên phía nhà trường.
Một số thị trường giáo dục quốc tế hàng đầu của Úc như Ấn Độ và Trung Quốc sẽ xử lý theo cấp độ rủi ro cao (cấp 3, cấp 4). Như vậy, cánh cửa cho các thị trường này vẫn bị thu hẹp, nhất là Ân Độ khi khả năng bị từ chối visa đang ở mức rất cao là 60%.
Các trường đại học đã tham gia vào hệ thống mới từ tháng này. Còn các trường cao đẳng thuộc khối TAFEs và tư nhân theo nhận định là khó có thể thực hiện cho tới năm sau mặc dù ngay cả khi họ được xem là ở mức độ rủi ro thấp. Điều này đã đặt họ vào thế bất lợi cạnh tranh so với các trường đại học.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Giáo Dục Đại học Chris Evans trước đây đã ám chỉ rằng việc mở rộng cho các trường ngoài khối đại học có thể sẽ được đưa ra để xem xét sớm. Và khi vấn đề này đã được xác nhận trong cuộc họp chính phủ hôm thứ 6 vừa rồi, Hội đồng Giáo Dục và Đào tạo tư nhân Australia đã rất hoan nghênh.
Chính trị gia Michael Knight, người đưa ra kiến nghị cải cách visa
Giám đốc điều hành Claire Field đại diện vận động hành lang cho chính phủ NSW và Victoria cũng như các nhóm ngành công nghiệp đều có chung quan điểm chính phủ liên bang cần có bước tiến xa hơn đó là “Đưa ra các quyền ở lại làm việc sau khi tốt nghiệp cho sinh viên các trường đào tạo nghề tốt nhất thuộc khối tư nhân và công lập”.
Các nghóm trường cao đẳng đạo tạo ngôn ngữ Tiếng Anh đang chịu sự sụt giảm mạnh về tuyển sinh quốc tế trong hơn hai năm qua. Vì thế, các trường này đang rất trông chờ vào quyết định mới của chính phủ để được tham gia vào hệ thống cải cách visa mới như các trường đại học để thay đổi tình hình.
Hiệp hội Giáo dục Quốc tế của Úc cũng rất hoan nghênh sự tiến triển trên, nhưng cũng cảnh báo rằng chính phủ cần phải cẩn thận để không lặp lại những vấn đề mà ngành công nghiệp giáo dục quốc tế đã vấp phải cách đây 4 hay 5 năm. Và làm thế nào để đảm bảo các nhà cung cấp giáo dục tư nhân có được sân chơi bình đẳng.
Bộ Di Trú sẽ tiếp tục xem xét các tiêu chí để xác định các nhà cung cấp giáo dục rủi ro thấp để các trường cao đẳng ưu tú nhất thuộc khối TAFE và tư nhân có thể sớm tham gia vào hệ thống mới.
Lê Minh – Theo The Australian