Sẵn sàng du học – New Zealand sở hữu những ngôi trường danh tiếng cùng với thiên nhiên hoang sơ và những thành phố năng động nên luôn là điểm đến hấp dẫn với sinh viên quốc tế.
Nhưng bất kể bạn đến đây để du lịch hay học tập thì hẳn bạn luôn có nhu cầu liên lạc với bạn bè người thân ở nhà. Vậy làm thế nào để lắm đặt internet và điện thoại ở một nơi trong như bị cô lập khỏi phần còn lại của thế giới này? Những hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn.
Tôi phải làm thế nào?
Điều này phụ thuộc vào báo cáo tín dụng của bạn. Nếu là du khách, bạn không cần phải trình báo lịch sử tín dụng nữa vì các nhà cung cấp đã có quyền truy cập vào điểm tín dụng của bạn rồi. Vậy nên nếu bạn có “lý lịch” tín dụng sạch đẹp sẵn ở nhà rồi thì nó sẽ theo bạn suốt cuộc đời sinh viên ở New Zealand.
Có hàng tá các nhà cung cấp băng thông rộng, di động và điện thoại ở New Zealand. Nổi tiếng nhất là Vodafone, 2degrees, Skinny Mobile và Telecom New Zealand. Bạn có thể tìm thêm thông tin về họ trên mạng hoặc sử dụng các websites so sáng như Telme.org.nz hoặc Priceme.co.nz.
Các nhà cung cấp?
Có nhiều cách để online ở New Zealand. Phần lớn mọi người sử dụng internet băng thông rộng của Telecom New Zealand hoặc Vodafone, với đường truyền ổn định và nhiều mức giá. Vodafone phổ biến với sinh viên đến từ châu Âu và Mỹ còn Telecom New Zealand (sắp được đổi tên thành ‘Spark’) được sinh viên từ Liên hiệp Vương quốc Anh biết đến nhiều hơn.
Hợp đồng cung cấp thường là 12 đến 24 tháng nếu lắp đặt tại nhà. Nếu bạn chỉ ở trong thời gian ngắn thì hãy tìm các nhà cung cấp gói 1 tháng. Sinh viên ở North Island có thể tìm đến Inspire, sinh viên ở South Island thì tiện hơn với Flip. Tốc độ internet tùy thuộc vào nơi bạn sống. Mạng cáp quang thì nhanh nhất (lên đến 100Mbps với Telecom New Zealand), nhưng ở các thành phố đông đúc như Auckland, Christchurch hay Wellington thì chậm hơn. Ở các miền quê thì sử dụng đường nối điện thoại hoặc qua vệ tinh, với nhà cung cấp Farmside hoặc Wireless Nation.
Gọi về nhà – cách nào tốt nhất?
Dùng SIM thông thường của nhà mạng ở quê nhà để gọi điện quốc tế sẽ rất đắt đỏ. Thay vào đó thì bạn hãy đăng ký với những nhà mạng như New Zealand Telecom, Vodafone hay 2degrees. Có nhiều gói thuê bao trả trước và trả sau, thậm chí có cả gói “cộng dồn” thời gian gọi và tin nhắn chưa sử dụng của tháng này sang tháng tiếp theo của nhà mạng 2degrees.
Nếu bạn không muốn sử dụng di động thì vẫn có các gói cước gọi quốc tế cho điện thoại để bàn của New Zealand Telecom và Slingshot.
Một cách khác nữa là gọi qua các ứng dụng VoIP như Skype, dễ dàng mà chẳng mất xu nào cả.
Quyền người tiêu dùng ở New Zealand
Đạo luật Bảo vệ Người tiêu dùng (CGA) năm 1993 quy định mọi hàng hóa và dịch vụ (bao gồm dịch vụ viễn thông và internet) phải đạt chất lượng tiêu chuẩn, phù hợp với mục đích và chính xác với mô tả của nhà sản xuất. Bất cứ nhà cung cấp và bán lẻ nào vi phạm Đạo luật đều phải chịu trách nhiệm bồi thường cho bạn. Bạn có thể liên lạc (miễn phí) với Tổng đài Giải quyết Tranh chấp Viễn thông nếu có bất cứ vấn đề xảy ra trong quá trình sử dụng dịch vụ.
Thông tin thêm
Trogn tiếng Maori, New Zealand có nghĩa là “vùng đất của đám mây trắng dài”. Với thời đại “đám mây” hiện nay, cái tên này chưa bao giờ phù hợp hơn. Tại nhiều thành phố lớn ở New Zealand, bạn có thể đăng ký với các nhà mạng để sử dụng Wi-Fi ở nhiều điểm truy cập không dây.
Người dịch: Thái Ninh (SSDH)