Sẵn sàng du học – Một năm qua, mình đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ các bạn du học sinh đi trước và sau khi có visa, nhiều bạn cũng đã hỏi mình. Vậy nên, SSDH hy vọng những kinh nghiệm sau có thể giúp các bạn đang và sẽ làm hồ sơ nếu mình thiếu gì các bạn có thể bổ sung cho những ai đang hiện thực hóa kế hoạch du học Canada có cái nhìn tổng quát hơn.
1. Học cái gì?
Lúc đầu mình định đi theo CES nên chốt luôn các trường trong danh sách CES nên cũng dễ. Tuy nhiên, việc chọn trường nên dựa trên: ngành gì? ở đâu? học phí thế nào?
Đừng nghe rằng học ngành này thì cơ hội công việc nhiều hơn các ngành khác vì nếu bạn buộc phải học 1 ngành hot trend mà bạn không thích thì việc đi học như cực hình vậy và cả việc đi làm cũng sẽ như cực hình. Hãy chọn ngành mình thích nhé!
2. Post hay Dip?
Nhiều người bảo học Dip thì dễ xin việc hơn, điều này có thể đúng vì học dip 2 năm thì được ở lại 3 năm và đủ thời gian xin PR (nếu ý định ở lại). Tuy nhiên, bạn cũng có thể chọn các ngành post baccalaureate có chương trình học 2 năm. Hoặc 2 ngành post 1 năm. Đấy là tùy nhu cầu và tài chính của bạn, không có khung sẵn.
Có 3 loại: Degree (bằng cấp) cho đại học và thạc sĩ, diploma (chứng chỉ) cho cao đẳng và post bacca, certificate (chứng nhận) cho post.
3. Tự nộp hồ sơ cho trường được không?
Bạn hoàn toàn có thể tự nộp hồ sơ cho trường mà không cần qua agent. Mình thì lựa chọn agent vì công việc bận quá nên cần agent làm giúp các việc như dịch thuật, công chứng. Dịch vụ Agent thì khá rẻ: USD350
Website & email các trường có đầy đủ thông tin và rất dễ tìm và bạn có thể hỏi mọi câu hỏi ở đấy. Mình học Algonquin thì được hướng dẫn tận tình bởi chị gái người VN luôn.
Thẳng thắn mà nói, nếu học lực của bạn không tệ mà ở mức trung bình trở nên và bạn không định xin học bổng hoặc học thạc sĩ, bạn hoàn toàn có thể được nhận vào trường. LoA của trường không phải thứ kinh khủng và đáng lo nhất đâu. Là visa, visa ấy….
4. Các loại hóa đơn nộp tiền
Bên Lãnh sự quán không cần biên lai ngân hàng mà là biên lai của cổng thanh toán bạn nộp tiền (vd như mình là flywire) và biên lai scotiabank. 2 biên lai này được download trên account của bạn và sẽ có sau 5 ngày làm việc (không tính thứ 7, chủ nhật). In ra và nộp cái ấy vào bộ hồ sơ là được. Có cái này rồi thì bạn không cần Official LoA (được cấp sau khi nộp tiền) mà chỉ cần cái LoA đầu tiên mà trường gửi.
SDS đóng full học phí nha. Bất chấp trên LoA viết bạn cần deposit 1 học kỳ thì bạn cần phải đóng full học phí được ghi trên LoA.
5. Visa
Bạn được nhận vào trường chưa chắc đã có visa.
Bạn có thể tự xin visa. Đối với chương trình SDS, hồ sơ đơn giản cực luôn. Đúng checklist là được. Agent của mình bắt chuẩn bị rõ lắm giấy tờ nhưng đến bên IOM họ trả về hết SDS nhanh hơn CMTC vì giảm tải các loại giấy tờ mà.
Bạn check tình trạng hồ sơ chi tiết tại: https://www.canada.ca/…/servi…/application/checkstatus.html– chỉ dẫn rõ ràng.
6. Visa, Study Permit, Work Permit.
Visa là thứ giúp bạn ra vào Canada theo hạn cho phép. Study Permit là tình trạng hợp pháp của bạn ở Canada. Nếu Visa hết hạn mà SP còn hạn, bạn vẫn được ở lại Canada nhưng không được ra vào đất nước này.
Có 2 loại Work Permit là Off Campus WP và Post Graduate WP. Từ ngày 1/6, bạn không cần OCWP nữa:http://www.cic.gc.ca/english/helpcentre/answer.asp…
Đối với PGWP: chỉ được cấp 1 lần duy nhất dựa trên thời gian học của bạn. Học dưới 2 năm: PGWP bằng thời gian học. Học từ 2 năm trở lên: PGWP 3 năm.
7. Vé máy bay
Mình check trên các trang nhưng thấy giá cao vãi nên có đi qua một phòng vé Việt Nam. Vé rẻ mà không cần tốn các thể loại phí trên thẻ tín dụng luôn. Mau được vé xong thấy nhẹ cả lòng mề.
Cá Domino (SSDH) – Theo tincanada24h