Làm cách nào để nâng trình tiếng anh để đi du học?

0

Sẵn sàng du học – Học tiếng anh là một điều cực kì thú vị đặc biệt với các bạn muốn đi đây đó trên khắp thế giới để khám phá vùng đất mới. Thế nên với các bạn đi du học mỹ, tiếng anh giỏi là một điều cần phải có. Bạn vẫn còn những kĩ năng tiếng anh chưa vững chắc đủ để đi du học. Đừng bỏ qua  bài viết hữu ích này. Bài viết là trải nghiệm sau một năm theo học chương trình LLM (Thạc sĩ Luật), chuyên ngành International Business (Thương mại quốc tế) của Huỳnh Tấn Lợi tại trường Luật Washington College of Law, American University ở Washington D.C. 

du-hoc-tieng-anh-600x420

Với Lợi, nghề luật sư cũng giống như người đi buôn chữ, vì thế anh bạn đã chọn kể lại kinh nghiệm học tập của mình qua bốn kĩ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết như trong thế giới của ngôn ngữ.

Nghe ở hội thảo, sự kiện      

Lúc nhìn vào lịch học để đăng kí lớp, Lợi đã vô cùng ngạc nhiên với lịch học  vỏn vẹn 4 ngày mỗi tuần. Sau này anh bạn mới phát hiện là ngày thứ sáu cho sinh viên LLM còn gọi là ngày suit up (ngày mặc áo vest – sơ mi, thắt cà vạt). Vào hôm đó, sinh viên sẽ được tham gia các sự kiện do trường tổ chức đến các công ty Luật để tiếp xúc với các luật sư tư vấn chuyên nghiệp, hay tham dự các hội thảo chuyên môn: Dean’s Business Law Lecture with Ricardo Ramírez (trình bày các vấn đề liên quan đến thương mại thế giới). Ngoài ra, trường còn tạo điều kiện cho sinh viên tham dự các sự kiện của các tổ chức thế giới, ví dụ như Law, Justice and Development Week 2011 tại World Bank.

Một trải nghiệm giúp bạn rèn luyện kĩ năng nghe nữa đó là trong quá trình đi thực tập. PILPG, một công ty Luật phi lợi nhuận chuyên tư vấn cho các chính phủ ở các quốc gia kém phát triển hoặc các tòa án xử lí tội phạm chiến tranh, là nơi đầu tiên Lợi đi thực tập tại Mỹ. Tuy lĩnh vực hoạt động của PILPG không phù hợp với chuyên môn của Lợi nhưng anh bạn vẫn đăng kí xin thực tập và được nhận. Lí do đơn giản là để được học. Vì một trong những người đồng sáng lập công ty này là Paul R. Williams, một vị giáo sư làm việc tại chính ngôi trường anh bạn đang theo học, nên PILPG cũng như lớp học của ông.

Chủ động lắng nghe là một thói quen tốt và đi dự event (hội thảo, sự kiện) là cơ hội tốt để bạn rèn luyện thói quen này. Với sinh viên, đây là cơ hội để được nghe những lý luận và xu hướng phát triển pháp luật mới nhất. Qua đó, các giáo sư cập nhật các tình huống trên thực tế mà những người hành nghề đang gặp phải. Tất cả mọi người đều muốn lắng nghe để cập nhật kiến thức cho mình.

Nói để tạo dựng quan hệ

Networking, tạm dịch là tạo dựng quan hệ qua việc ăn nói, cũng sẽ giúp sinh viên Luật không chỉ trong khâu bổ sung kiến thức mà còn rèn luyện các kĩ năng quan trọng. Trong một chuyến tham quan đến một công ty luật mà nhà trường tổ chức nhằm tạo điều kiện cho sinh viên marketing bản thân, xây dựng các mối quan hệ cho nghề nghiệp tương lai, Lợi đã lần đầu tiên lấy hết tự tin để trò chuyện với một vị luật sư. May mắn vị luật sư này từng đến Việt Nam với tư cách là một người lính của quân đội Mỹ, nên Lợi đã có cơ hội trò chuyện với ông khi ông đọc thấy bảng tên của anh bạn. Kết quả của buổi chuyện trò này là Lợi đã thu thập được một số thông tin về thị trường dịch vụ pháp lý tại Châu Á mà vị luật sư đó chính là người phụ trách mở rộng hoạt động của công ty tại khu vực này.

Gần đây, Lợi lại được tham dự event của hội luật sư người Mỹ gốc Việt tại DC và đây cũng là cơ hội để anh “rà lại” kinh nghiệm networking sau một năm du học. Cái mà anh bạn đã tìm được chính là sự tự tin và bản lĩnh sau những cơ hội nói chuyện với các luật sư nước ngoài, những doanh nhân trẻ thế hệ 8X [những khách hàng tiềm năng tương lai], hoặc cả những nhân viên chính phủ. Và bài học Lợi đã rút ra là nước Mỹ mang lại sự công bằng cả trong việc sử dụng lời ăn tiếng nói để tạo dựng mối quan hệ. Đó là những mối quan hệ được tạo nên bởi bản lĩnh và sự tự tin chứ không phải vì bạn là “con ông cháu cha”.

Đọc – nghiên cứu.

Khả năng đọc đi liền với khả năng nghiên cứu (research) và ở Mỹ bạn phải đọc, đọc và đọc rất nhiều. Bạn phải đọc để hiểu giáo sư muốn gì và tìm những nội dung phù hợp để trả lời câu hỏi của giáo sư. Nếu bạn không đọc, bạn không thể nào viết một trang thuyết trình hay báo cáo nào ra hồn, vì hệ thống legal citation (dẫn chiếu tài liệu tham khảo) của Mỹ yêu cầu bạn phải ghi cẩn thận nguồn của từng câu mà bạn trích dẫn. Khi đó bạn phải ghi ra nguồn của từng câu chữ, dẫn chứng chứ không chỉ ghi chung chung ở dưới trang. Lưu ý là bạn không chỉ đọc để nắm được bức tranh tổng thể của một vấn đề mà vẫn không bỏ sót các chi tiết nhỏ của bức tranh bởi vì “the devil lies in the detail”

Viết

Ở Mỹ, legal writing (Viết Luật) là môn học bắt buộc. Chương trình LL.M dành ra một lớp tương đương 2 tín chỉ để dạy về việc viết theo phong cách Mỹ. Dù giờ học trên lớp khá hạn chế nhưng giờ viết assignment thì dài như môn 4, 5 tín chỉ.

Ba điều quan trọng nhất khi viết một báo cáo (memo) đó là bottom line (ý chính) cùng với cách hành văn ngắn gọn và dễ hiểu (plain English). Cuối cùng, phần cấu trúc của memo cũng phải được sắp đặt khoa học: IRAC (Issue – Rules – Application – Conclusion/ Vấn đề – Các ý chính – Áp dụng –Kết luận). Bạn sẽ hiểu được cấu trúc này khi phải liên tục sử dụng nó vào các bài thuyết trình (assignment) của mình, đặc biệt là khi cấu trúc này hoàn toàn có thể áp dụng tại bất cứ hệ thống pháp luật nào.

Trong quá trình đi học, sinh viên còn được khuyến khích tự nghiên cứu và viết bài cho các báo, tạp chí về Luật.

Thời gian là điều cuối cùng mà Lợi muốn nhấn mạnh với những ai có ý định đi du học LL.M tại Mỹ. Nếu không được học 4 năm đại học tại Mỹ, bạn hãy tận dụng tối đa thời gian du học 1,5 năm của mình để nghe, nói, đọc, viết thật tốt.

Cám ơn Huỳnh Tấn Lợi đã chia sẻ bốn kĩ năng thiết yếu của sinh viên Luật. Chúc bạn thành công!

Thái Hải (SSDH) – Theo Báo Pháp Luật 360

Share.

Leave A Reply