Cơ hội làm việc của sinh viên ngành Tài chính tại Canada

0

Sẵn sàng du học – Khi nghĩ tới ngành Tài Chính (Finance) thì nhiều bạn liền liên tưởng tới 1 đám đông người đứng theo dõi sàn cổ phiếu (Stock), hay những anh chàng bảnh bao đeo cà vạt, mặc suite, ở Wall Street, New York. Ở Canada thì không có Wall Street nhưng mình có Bay Street, Toronto, cũng giống giống vậy nha. Nhưng đó chỉ là 1 phần của ngành này thôi, học tài chính ở Canada có thể giúp bạn trờ thành Financial Trader hay việc làm trong Investment Banking.

ssdh-sinh-vien-nganh-tai-chinh1

Tài Chính là một trong những mặt quan trọng của một tổ chức, cũng như là của một cá nhân nào đó vì mục đích chính của tài chính là học cách sử dụng tất cả tài sản để tối ưu hóa nguồn lực tài chính cho một mục đích của một cá nhân hoặc tổ chức nào đó. Các bằng cấp về tài chính sẽ dạy cho sinh viên cách quản lý quỹ tiền và nghiên cứu tất cả các giai đoạn thu thập và phân bổ nguồn lực cần thiết cho việc đầu tư vốn.

Tài Chính là một ngành có nhiều mặt và cung cấp nhiều vị trí cho một số kỹ năng và sở thích khác nhau. Dưới đây là một số hướng đi sự nghiệp phổ biến trong ngành Tài Chính:

Tài Chính Doanh Nghiệp (Corporate Finance)

• Các công việc thuộc Corporate Finance thường liên quan đến làm việc làm việc cho một công ty để tìm kiếm và quản lý vốn cần thiết để điều hành doanh nghiệp thông qua việc tối đa hóa giá trị của công ty và giảm rủi ro tài chính. • Các vị trí công việc thường được tìm thấy ở các công ty thuộc mọi quy mô (lớn, quốc tế, nhỏ, v.v.) • Sinh viên tốt nghiệp có thể làm các công việc như:

♣ Nhà phân tích tài chính (nancial analyst)

♣ Nhà quản lý quỹ (treasurer)

♣ Kiểm toán viên nội bộ (internal auditors)

Ngân Hàng Thương Mại (Commercial Banking)

• Các ngân hàng thương mại lớn nhỏ cung cấp một loạt dịch vụ tài chính, từ kiểm tra và mở tài khoản tiết kiệm cho đến TFSA và cho vay

• Các nghề nghiệp trong lĩnh vực bao gồm:

♣ Nhân viên ngân hàng (bankteller)

♣ Cán bộ tín dụng (loans ofcer)

♣ Quản lý hoạt động (operations manager)

♣ Quản lý tiếp thị (marketing manager)

♣ Quản lý chi nhánh (branch manager)

Ngân Hàng Đầu Tư (Investment Banking)

• Các công việc trong ngân hàng đầu tư tạo điều kiện cho việc phát hành và chuẩn bị sẵn sàng các chứng khoán doanh nghiệp cho các nhà đầu tư mua, trong khi kinh doanh chứng khoán và tư vấn tài chính cho cả tập đoàn và các nhà đầu tư cá nhân.

• Trong lĩnh vực này có một số phòng ban và nhóm có mục tiêu và trách nhiệm khác nhau.

Quỹ Đầu Tư (Hedge Fund)

• Hedge funds là các quỹ đầu tư tư nhân phần lớn không được kiểm soát mà người quản lý có thể mua hoặc bán một loạt các tài sản và các sản phẩm tài chính.

• Các công việc điển hình bao gồm:

♣ Chuyên gia phân tích tài chính (Financial analyst)

♣ Nhà phân tích định lượng (Quantitative analyst)

♣ Quản lý tiếp thị (Marketing analyst)

♣ Quản lý danh mục đầu tư (Portfolio analyst)

Vốn Chủ Sở Hữu và Vốn Đầu Tư Mạo Hiểm (Private Equity & Venture Capital)

• Các chuyên gia về vốn cổ phần tư nhân giúp các doanh nghiệp tìm vốn cho cả hoạt động mở rộng và hoạt động hiện tại. Họ cũng cung cấp các dịch vụtài chính cho một số giao dịch kinh doanh của công ty, chẳng hạn như quản lý mua lại và tái cơ cấu.

• Các chuyên gia vốn mạo hiểm thường dành phần lớn thời gian của họ với các công ty mới khởi nghiệp hoặc các công ty nhỏ nhưng phát triển nhanh. Các công ty đầu tư mạo hiểm đánh giá buổi thuyết trình ý tưởng của người sáng lập và các nhà lãnh đạo của các công ty mới thành lập để xác định liệu có thực hiện đầu tư hay không.

Kế Hoạch Tài Chính (Financial Planning)

Các nhà hoạch định tài chính giúp các cá nhân lập kế hoạch để đảm bảo sự ổn định tài chính hiện tại và trong tương lai. Thông thường, họ xem xét mục tiêu tài chính của khách hàng và tạo ra một kế hoạch phù hợp để tiết kiệm và đầu tư phù hợp với nhu cầu cá nhân của khách hành.

Bảo Hiểm (Insurance)

Liên quan đến việc giúp đỡ các doanh nghiệp và cá nhân lường trước những rủi ro tiềm ẩn và tự bảo vệ mình trước những tổn thất. Hầu hết các công việc bảo hiểm là với các công ty bảo hiểm lớn.

ssdh-sinh-vien-nganh-tai-chinh4

Vậy thì khi đầu tư vào ngành học tài chính nên học chứng chỉ, cao đẳng hay đại học?

• Chương trình Certicate (Chứng chỉ): Nên học khi bạn đã có kinh nghiệm đi làm và chứng chỉ chỉ được xem như kiến thức bổ trợ thêm cho kinh nghiệm/kiến thức thực tại.

• Chương trình Diploma (Bằng Tốt Nghiệp Cao Đẳng): học sinh có thể tìm việc qua các chương trình co-op, interns. Nhưng khả năng vào được những công ty có danh tiếng hơn thường sẽ không cao như các sinh viên có bằng Bachelor, cũng như là sẽ tùy thuộc nhiều hơn vào kinh nghiệm mà các bạn học sinh có được. Mình có biết rất nhiều bạn học diploma tài chính sau khi tốt nghiệp có thể vào làm Financial Planner tại các ngân hàng tại Canada.

• Chương trình Bachelor’s Degree (Bằng Cử Nhân Đại Học): học sinh có thể tìm việc qua các chương trình co-op, interns. Khả năn tìm được việc làm dựa trên kinh nghiệm mà các bạn có được. Khả năng vào được các công ty lớn hơn sẽ cao hơn các bạn học Diploma (nếu 2 người đều không có kinh nghiệm) vì ngành Tài Chính là một trong những ngành có tỉ lệ cạnh tranh cao.

• Chương trình Master: đầu vào của chương trình thường cần các bạn học sinh phải đi làm ít nhất 2 năm, và học sinh hoàn thành bằng Master sẽ có khả năng có được những vị trí cao hơn, và trong một vài trường hợp, có thể đẩy nhanh tốc độ để được những vị trí này. Nhưng nhìn chung mình thấy bằng Master of Finance phù hợp hơn khi với những bạn đang làm trong ngành và được công ty yêu cầu đi học thêm để thăng chức, hoặc đơn thuần bạn có dư dã và muốn nâng cao kiến thức của mình?

Ngoài ra, các bạn nên tham khảo thêm các bằng chứng chỉ bổ trợ rất tốt cho công việc của ngành này như CPA, CFA.

 

ssdh-sinh-vien-nganh-tai-chinh6

Danh sách các trường mạnh về Tài chính

Sau đây là danh sách 1 số trường học có ngành Tài Chính rất mạnh trong Canada (dựa trên Giá trị bằng cấp của trường, các môn học có độ liên quan cao, giá trị thực tiễn trong công việc, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp có khả năng tìm việc cao, nguồn quỹ đầu tư riêng cho các sinh viên của trường nhằm tạo điều kiện để các bạn học hỏi và xây dựng mối quan hệ)

1. University of Toronto

2. University of British Columbia

3. University of Alberta

4. Western University

5. York University

6. McGill University

7. Queen’s University

8. Simon Fraser University

9. McMaster University

10. Ryerson University

Còn bạn nào quan tâm đến Diploma Finance từ có thể tham khảo những trường sau nhé:

1. Seneca College

2. Humber College

3. Langara College

4. George Brown College

5. Algonquin College

Cá Domino (SSDH) – Theo thetreeacademy

Share.

Leave A Reply