Chàng trai 9X Việt vô địch giải Dù lượn CIS mở rộng 2019 tại Kazakhstan

0

Sẵn sàng du học – Trần Hoàng Kim, 29 tuổi đại diện Việt Nam vừa giành ngôi vị cao nhất trong giải Dù lượn CIS mở rộng 2019 tổ chức tại thành phố Almaty, Kazakhstan (2019 CIS Kazakhstan Open) từ ngày 31/8-4/9 vừa qua. Đây là một giải đấu trong hệ thống chính thức của FAI (Hiệp hội các môn thể thao hàng không thế giới), có tỷ trọng rất cao trong hệ thống xếp hạng thế giới.

Vô địch với cách biệt lớn

Giải đấu quy tụ 59 VĐV đến từ Nga, Kazakhstan, Ấn Độ và Việt Nam. Kim là đại diện duy nhất của Việt Nam tại giải đấu, anh thắng lợi với cách biệt rất lớn đối với ngôi thứ nhì và ba (đều là VĐV đến từ Nga).

Ở giải đấu CIS này, các VĐV thi đấu với thể thức bay đường trường tính thời gian. Giải đấu bao gồm 4 chặng, diễn ra trong 5 ngày, mỗi ngày một chặng và có một chặng không tính điểm để làm quen địa hình thi đấu.

Ở mỗi chặng, BTC sẽ ra một đề bài (gọi là "task") gồm các tọa độ GPS cố định, trải dài trên một khu vực rất lớn. Các VĐV phải lần lượt chạm vào các điểm đó rồi về đích một cách nhanh nhất.

Các bài thi đều có độ dài rất lớn, lên đến gần 100km mỗi chặng, bay qua nhiều loại địa hình khác nhau: đồi núi, đồng bằng, thành thị; có khúc xuôi gió và cũng như có khúc ngược gió.

Địa điểm thi đấu là một vùng thảo nguyên rộng lớn ở Tây Á.

Địa điểm thi đấu là một vùng thảo nguyên rộng lớn ở Tây Á.

Đặc biệt, đây là lần thứ 2 Trần Hoàng Kim giúp Việt Nam vô địch một giải dù lượn quốc tế trong năm nay – trước đó anh cũng giành ngôi vô địch giải ASEAN mở rộng tại Thái Lan vào tháng 4/2019.

Với cánh dù Gin Leopard xuất xứ từ Hàn Quốc, Kim thi đấu rất thăng hoa trong giải đấu này, các kết quả tốt dần lên theo từng chặng. Về đích thứ 3 ở ngày đầu (sau người đầu tiên gần 5 phút), thứ 3 ở ngày thứ hai (sau người đầu tiên chỉ 54s) và đặc biệt là về nhất ở chặng ba, bỏ cách người thứ hai đến 25 phút.

Kết quả rất tốt ở cả ba chặng đầu tiên đã giúp Kim đạt được khoảng cách rất lớn với các đối thủ và vô địch toàn giải trước một vòng mà không cần bay chặng cuối.

Một ngày nhiều mây nhưng gió lớn, dù vẫn có thể duy trì được độ cao gần núi.

Một ngày nhiều mây nhưng gió lớn, dù vẫn có thể duy trì được độ cao gần núi.

Kim chia sẻ: "Nếu như ở Thái, lý do giúp tôi vô địch là khả năng lấy độ cao nhanh và hiệu suất, ở giải đấu này tôi chiến thắng nhờ khả năng chọn đường bay rất tốt.

Các tuyến bay của tôi đều đi qua các vùng khí hội tụ (convergent), tạo nên một vùng nâng rất dài. Tôi có thể lướt đi hàng chục km mà không hề mất độ cao, tiết kiệm được rất nhiều thời gian.

Các vận động viên khác hoặc không phán đoán được vùng này hoặc chọn các tuyến bay truyền thống và chắc chắn hơn”.

Trần Hoàng Kim (phải) đại diện Việt Nam giành ngôi vô địch với cách biệt rất lớn đối với ngôi thứ nhì và ba (đều là VĐV đến từ Nga).

Trần Hoàng Kim (phải) đại diện Việt Nam giành ngôi vô địch với cách biệt rất lớn đối với ngôi thứ nhì và ba (đều là VĐV đến từ Nga).

Một môn thể thao trí tuệ

Trái với suy nghĩ của nhiều người, môn dù lượn không thiên về sức mạnh thể lực, mà lại tập trung gần hoàn toàn vào trí óc. Mỗi một chuyến bay, phi công phải phân tích thời tiết, phân tích đề bài, đưa ra các phán đoán của mình và thực hiện chúng một cách hiệu suất nhất.

"Không có nhiều môn lại hài hòa cả thể thao, khoa học và nghệ thuật như dù lượn", Kim chia sẻ.

Các VĐV quan sát "wind dummy" (dù bay thử gió) trước mỗi chặng.

Các VĐV quan sát "wind dummy" (dù bay thử gió) trước mỗi chặng.

"Thể thao ở chỗ bạn phải phản ứng nhanh, phải có kỹ thuật điều khiển cánh dù khéo léo trong các vùng không khí nhiễu động. Khoa học ở chỗ bạn phải rất am hiểu thời tiết, các nguyên lý khí động học, tính toán tỷ số lượn, tốc độ gió liên tục trong chuyến bay.

Và đặc biệt nghệ thuật ở chỗ phải đưa ra các phán đoán một cách tinh tế và cảm tính với các dữ liệu không đầy đủ”.

Dù lượn không hề có động cơ, bay được nhờ nhiệt năng của mặt trời, đốt nóng các bề mặt nhất định và tạo nên các vùng nâng vô hình. Ở môn dù lượn, phi công nữ có thể cạnh tranh sòng phẳng với các phi công nam.

Độ tuổi đỉnh cao là 40-50, khi mà kinh nghiệm, tâm lý đạt độ chín mà các giác quan và phản xạ thân thể chưa bị suy giảm.

Kim (giữa) lần thứ 2 mang về chiến thắng cho Dù lượn Việt Nam trong năm nay.

Kim (giữa) lần thứ 2 mang về chiến thắng cho Dù lượn Việt Nam trong năm nay.

Đáng nói, trước khi giải đấu này diễn ra vài ngày, Kim từng gặp sự cố buộc phải tung dù phụ. Thường các sự cố này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của hầu hết các VĐV, họ sẽ lo lắng hơn, khả năng quan sát phán đoán kém hơn.

Kim đã lì lợm tập luyện với cánh dù có cấp độ thấp hơn (an toàn hơn) trong các ngày sau đó, và dần dần quay trở lại cánh dù thi đấu Gin Leopard kịp cho giải đấu.

VĐV Trần Hoàng Kim mới chỉ bay dù lượn 3 năm, nhưng đang gây tiếng vang lớn trong cộng đồng dù quốc tế. Anh được xem như một trong các vận động viên xuất sắc nhất khu vực.

Đại diện Việt Nam hiện là HLV của CLB Hàng Không Phía Bắc (thuộc Quân chủng Phòng không – Không quân). Các giải đấu tiếp theo của Kim trong năm nay: Giải Pakistan mở rộng; Giải World Cup Châu Á – Gochang, Hàn Quốc; Giải vòng loại World Cup – West Java, Indonesia.

Cá Domino (SSDH) – Theo dantri

Share.

Leave A Reply