Tuy nhiên, quốc gia này đang tạo ra một hiệu ứng rõ ràng trong việc cải thiện tình hình cho học sinh và các nhà giáo dục trên toàn lãnh thổ.
Theo cơ sở dữ liệu lịch sử của nhà kinh tế học Agnus Maddison, thế kỷ trước, Argentina là quốc gia thịnh vượng thứ bảy trên thế giới. Trên thực tế, thu nhập bình quân đầu người vào năm 1909 của nước này cao hơn 50% so với Ý và cao hơn 180% so với Nhật Bản. Nhưng hiện tại, thu nhập ở Argentina giảm mạnh. Phần lớn các vấn đề kinh tế của quốc gia có thể được quy cho những thiếu sót trong hệ thống giáo dục.
Mặc dù nhiều mục tiêu học tập của học sinh Argentina rất cao về mặt thống kê, nhưng phải thừa nhận thực tế rằng,các khía cạnh khác trong hệ thống giáo dục của họ đã tỏ ra yếu kém. Dưới đây là 10 sự thật về giáo dục Argentina.
1. Nền giáo dục tốt
Chất lượng cuộc sống của Argentina thuộc tốp cao trong khu vực Nam Mỹ, thậm chí được xếp ở vị trí 55 trên toàn thế giới, vị trí 40 trong lĩnh vực kinh doanh. Do đó, nhiều HS tại Argentina có thể dễ dàng tiếp cận với một nền giáo dục tốt.
2. Kỹ năng đọc, viết cao
Tỷ lệ biết đọc, biết viết của Argentina là 98,1%, tăng 5% kể từ thập niên 1980. Nhiều người Argentina đang sở hữu kỹ năng đọc ở cấp độ cao hơn bao giờ hết. Phép so sánh của giới chuyên gia cho thấy, kỹ năng đọc của ngườiArgentina cao hơn 12% so với trung bình toàn cầu.
3. Kỳ nghỉ hè ngắn
Năm học ở Argentina kéo dài khoảng 200 ngày. HS ở trong trường từ tháng 3 – 12 với thời gian nghỉ hai tuần trong tháng 7 và nghỉ vào các ngày lễ quốc gia như Lễ Phục sinh. Ngược lại, năm học ở Mỹ có xu hướng chỉ diễn ra 180 ngày một năm. Hiệp hội Nghiên cứu về hiệu quả giáo dục cho rằng, những năm học dài hơn có thể mang lại lợi ích lớn hơn cho HS. Mùa hè rút ngắn sẽ ngăn chặn hiện tượng quên kiến thức.
4. Giáo dục bắt buộc
Năm 2005, Argentina có 12,2 triệu HS, chiếm 30% dân số của đất nước. Đầu những năm 2000, một cuộc khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến những người đăng ký đi học. Tuyển sinh cấp tiểu học giảm từ 117,8% xuống 112,7%. Mặc dù vậy, đến trường là điều kiện bắt buộc tại Argentina.
5. Thời gian học ít
Trường học chỉ hoạt động bốn giờ một ngày, từ thứ Hai đến thứ Sáu, HSchỉ phải học một ca/ngày. Ngược lại, các trường học ở Mỹ trung bình 6,5 tiếng/ngày và các trường học ở Trung Quốc hoạt động từ 7 giờ 30 phút sáng đến 5 giờ chiều, 2 tiếng nghỉ trưa. Một nghiên cứu được tiến hành tại Massachusetts (Mỹ) cho thấy, những ngày học dài hơn có thể cải thiện điểm kiểm tra từ 4,7-10,8%.
6. Tỷ lệ HS trung học cao
Theo Ngân hàng Thế giới,tính đến năm 2016, Argentina có tỷ lệ nhập học trung học là 90%. Giáo dục trung học được chia thành một chu kỳ cơ bản 3 năm, sau đó là một chu kỳ từ hai đến ba năm, nơi HS có thể học kế toán, khoa học máy tính và các chuyên ngành khác nhau. Các chương trình kỹ thuật-dạy nghề bao gồm 12-15 giờ một tuần, hình thức học được tổ chức giống nhưcác cuộc hội thảo.
7. Tỷ lệ học bỏ học cao
Chỉ 27% SV ở Argentina hoàn thành việc học đại học, tương đương tỷ lệ bỏ học (73%) cao nhất trên thế giới. Esteban Bullrich, Bộ trưởng Giáo dục thừa nhận chỉ có khoảng một nửa số HS hoàn thành việc học trung học.
8. Thiếu giáo dục hòa nhập
Argentina từng từ chối chứng nhận tốt nghiệp cho một HS mắc hội chứng Down. Thậm chí, một trường học đã bị kiện vì phân biệt đối xử với người khuyết tật. Sau những sự kiện chấn động này, Argentina đã ra phán quyết để bắt đầu giáo dục HS khuyết tật một cách nghiêm túc, tạo ra Công ước về Quyền của Người khuyết tật (CRPD). CRPD nêu rõ tất cảHS có quyền giáo dục như nhau bất kể điều kiện hay khả năng của họ.
9. Lương giáo viên thấp
Mức lương cho một GV ở Argentina là 10.747 USD/năm. Con số này gần bằng 1/5 so với những gì giáo viên ở Hoa Kỳ nhận được. Ngược lại, các nhà quản lý CNTT ở Argentina kiếm được 134.336 USD và kỹ sư phần mềm kiếm trung bình 55. 535 USD.
10. Thúc đẩy giáo dục trọn đời
Bộ trưởng Giáo dục Argentina đã họp tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 vào ngày 5/9/2018 để tạo ra một kế hoạch hành động dài hơi cho ngành Giáo dục. Ở đó, Bộ trưởng Giáo dục Argentina cam kết theo kịp các đổi mới xã hội và công nghệ; trang bị tốt hơn cho GV; thúc đẩy nhiều con đường linh hoạt và giáo dục trọn đời; cải thiện chính sách giáo dục và thu hút HS.
Thái Hải (SSDH) – Theo Báo GDTĐ