10 trường Khoa học kỹ thuật tốt nhất châu Âu

0

Sẵn sàng du học – Tạp chí Professional Engineering của Hiệp hội Kỹ sư Cơ khí Anh đã tổng hợp các bảng xếp hạng đại học khác nhau trên thế giới và đưa ra một danh sách các trường đại học tốt nhất Châu Âu (nghiên cứu, giảng dạy, chất lượng cơ sở vật chất, nhân lực) về lĩnh vực khoa học kỹ thuật.

Tất nhiên mọi bảng xếp hạng chỉ mang tính chất tham khảo, nhưng nó cũng phần nào phản ảnh tiềm lực thật sự của các trường ở Châu Âu. Bảng xếp hạng toàn Châu Âu thì tất nhiên là rất dài, nhưng bài này tổng hợp lại 10 trường đứng đầu.

1. University of Cambridge, United Kingdom

ssdh-cambridge-university

Là một trong những trường đại học cổ nhất trên thế giới còn hoạt động cho tới ngày nay (Cambridge cổ thứ 2 nước Anh, được thành lập năm 1209), việc Cambridge được coi là số 1 ở Châu Âu không làm bất kỳ ai ngạc nhiên. Bạn có thể thấy Cambridge luôn đứng trong top đầu các trường đại học trên thế giới ở bất kỳ bảng xếp hạng đại học uy tín nào.

Với hơn 800 năm lịch sử, có tới 92 cá nhân xuất phát từ Cambridge được trao giải Nobel (Nobel gần đây nhất của Cambridge là Sir Robert Edwards năm 2010 – cha đẻ của thụ tinh trong ống nghiệp), 10 nhà toán học được trao giải Fields, chưa kể tới danh sách dài dằng dặc những vĩ nhân khoa học kỹ thuật của Cambridge dù họ chẳng hề được giải Nobel, như Isaac Newton, Franis Bacon, Stephen Hawking, Charles Darwin, Alan Turing, ..

Cambridge là một viện đại học theo kiểu “collegial university” với hơn 5,000 giảng viên và giáo sư, cùng với 19,000 sinh viên (trong đó có hơn 6,600 sinh viên quốc tế) trong 31 colleges khác nhau. Cambridge được coi thuộc hàng dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực vật lý, sinh học, y học, khoa học vật liệu, công nghệ và kỹ thuật. Khoa Kỹ thuật (Department of Engineering) của Cambridge có hơn 1000 sinh viên (bậc đại học) và khoảng 600 sinh viên nghiên cứu (nghiên cứu sinh).

2. Imperial College London (ICL)

Imperial College London

Imperial College London – Trường Cao đẳng Đế quốc Anh ở London, nếu so với Cambridge và Oxford thì thuộc hang “trẻ ranh” về tuổi đời. Imperial được thành lập “khá muộn” so với Cambridge, vào năm 1907, với việc sáp nhập một số Royal College đã hoạt động trước đó. ICL có 15 cá nhân được trao giải Nobel, cùng với 2 Huy chương Fields, 70 Viện sĩ Royal Society. ICL cũng là “chủ” của Bảo tàng Lịch sử Khoa học Tự nhiên, Bảo tàng Khoa học, và luôn trong top 10 của hầu hết các bảng xếp hạng đại học trên thế giới (ICL còn trong top 5 một số bảng xếp hạng).

ICL có 15317 sinh viên, trong đó có hơn 1 nửa là sinh viên quốc tế (khoảng 8000 sinh viên). Trường có 3722 cán bộ giảng dạy (giáo sư, giảng viên) và Phân khoa Kỹ thuật của ICL (Faculty of Engineering) là phân khoa lớn nhất Châu Âu với hơn 6000 sinh viên theo học. Chương trình học đại học ngành kỹ thuật của ICL có một năm học ở nước ngoài, một năm thực tập trong công nghiệp hoặc thực tập chuyên ngành (đối với ngành kỹ thuật hạt nhân). ICL rất nổi tiếng với ngành công nghệ robot, kỹ thuật hạt nhân, điều khiển tự động.

3. ETH Swiss Federal Institute of Technology, Switzerland

ssdhethzuzich

Được thành lập năm 1855, là ngôi trường mà Albert Einstein theo học đại học, và cũng xuất hiện trong top 10 một số bảng xếp hạng đại học thế giới. ETH Zurich là một trong hai học viện kỹ thuật lớn nhất Thụy Sĩ, quản lý trực tiếp bởi chính phủ liên bang. Hơn 160 năm tồn tại, ETH Zurich có 21 cá nhân được trao giải Nobel Khoa học.

Ngôi trường này hiện có 18,616 sinh viên đang theo học đến từ 110 quốc gia khác nhau, trong đó có tới 4000 nghiên cứu sinh. 2/3 trong số 2471 cán bộ giảng dạy (giáo sư, giảng viên) là các nhà khoa học quốc tế. Khoa Cơ khí và Kỹ thuật Xử lý (Department of Mechanical and Processing Engineering) là khoa lớn nhất của trường. ETH Zurich nổi tiếng với các nghiên cứu về công nghệ nano micro, robot, thiết bị giao thông, công nghệ hạt nhân và turbine gió.

4.University of Oxford, UK

dh-oxford

Nếu như Cambridge là cái tên quen thuộc hàng đầu ở Việt Nam thì nhất định Oxford sẽ là cái tên quen thuộc tiếp theo mà nhiều người biết (Bạn có nhớ chuyện “Oxford yêu thương” của Dương Thụy?). Oxford là trường cổ nhất của Vương quốc Anh, cũng như cổ nhất trong các nước nói tiếng Anh. Oxford được thành lập năm 1096, tức là đã có tới gần 1000 năm tuổi. Oxford và Cambridge là hai trường được tổ chức theo hình thức các college và thường được gọi chung là hệ thống Oxbridge. Với hơn 900 năm hoạt động, Oxford được trao 27 Giải Nobel, 3 Huy chương Fields và đào tạo ra 27 Thủ tướng Anh. Stephen Hawking, nhà vật lý nổi tiếng trên chiếc xe lăn đã học đại học tại Oxford.

Oxford có khoảng 20000 sinh viên đến từ 140 quốc gia, học trong 38 colleges. 40% trong số 6200 cán bộ giảng dạy (giáo sư, giảng viên) của Oxford là các nhà khoa học quốc tế, cùng với hơn 5000 nhà nghiên cứu và các cán bộ hỗ trợ nghiên cứu giảng dạy. Sinh viên Oxford được tham gia các khóa thực tập và học tập bên ngoài UK, hoặc tham gia các hoạt động nghiên cứu cả ở nước ngoài. Khoa Kỹ thuật (Department of Engineering) là khoa lớn nhất trường đào tạo khoảng 160 sinh viên sau đại học mỗi năm.

Oxford cũng giống như Cambridge, nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật, trong đó có khoa học vật liệu, kỹ thuật hạt nhân, hóa học,..

5. École Polytechnique Fédérale di Lausae, Switzerland

ssdh-école-polytechnique-fédérale-de-lausanne

 

EPFL có 9750 sinh viên và 1643 cán bộ giảng dạy (giáo sư, giảng viên) đến từ 130 quốc gia khác nhau. EPFL mạnh về các ngành kỹ thuật hạt nhân, máy tính, kỹ thuật vật liệu,.. EPFL đang vận hành các lò phản ứng hạt nhân như CROCUS, Tokamak, và siêu máy tính Blue Gene/Q Supercomputer. Sinh viên EPFL có khả năng tham gia các dự án nghiên cứu của 250 phòng thí nghiệm và nhóm nghiên cứu trong quá trình học.

6. Technical University of Munich (TU Munich, Germany)

ssdh-technical-university-of-munich

Là một trường trong hệ thống các trường đại học tổng hợp kỹ thuật ở Đức, được thành lập năm 1878 và có tổng đầu tư năm 2015 lên tới hơn 1,2 tỉ Euro. Bạn có thể nhớ tới TU Munich qua tên tuổi của nhà phát minh Rudolf Diesel. TU Munich rất nổi tiếng với các ngành học về cơ khí, ô tô mà trong đó Khoa Cơ khí là khoa lớn mạnh nhất trường.

Lausane và ETH Zurich là hai học viện bách khoa do chính phủ liên bang Thụy Sĩ trực tiếp điều hành. Trường được thành lập năm 1853, và cũng luôn nằm trong top 20 các trường đại học xuất sắc nhất thế giới của hầu hết các bảng xếp hạng. EPFL tập chung vào các ngành khoa học vật lý và kỹ thuật.

TUM có gần 36,000 sinh viên trong đó có tới 5000 đăng ký theo học ngành cơ khí, và khoảng 10% là sinh viên quốc tế. Trường có 13 phân khoa và khoảng 5655 cán bộ giảng dạy (giáo sư, giảng viên). TUM cũng rất có danh tiếng trong các ngành cơ khí hàng không, các thiết bị giao thông chạy điện,.. Đã có 13 nhân vật cùa trường được trao giải Nobel Khoa học, ví dụ như Ernst Ruska, người phát minh ra kính hiển vi điện tử đầu tiên trên thế giới.

7. Delft University of Technology (TU Delft, Netherlands)

ssdh-delft-university-of-technology

 

Chương trình học bậc đại học của TU Delft được giảng dạt bằng tiếng Hà Lan. Các nhà nghiên cứu ở TU Delft đặc biệt có danh tiếng trong các lĩnh vực kỹ thuật điện, ô tô chạy điện và khoa học vật liệu. Đây là nơi đã phát triển vật liệu làm vỏ cho máy bay Airbus A380. Robotic cũng là lĩnh vực phát triển ở Delft. Đã có ba thành viên của TU Delft từng được trao giải Nobel Khoa học.

8. Katholieke Universiteit Leuven (KU Leuven, Belgium)

ssdh-katholieke-universiteit-leuven

KU Leuven là trường đại học lâu đời nhất ở Bỉ (và cũng thuộc nhóm truyền thống trên thế giới), được thành lập năm 1425. Ban đầu nó được thành lập bởi nhà thờ Thiên chúa giáo (nên tên trường vẫn còn chữ “Catholieke”, có nghĩa là Catholic). KU Leuven là thành viên của League of European Research Universities và COIMBRA, là các mạng lưới các trường đại học hàng đầu Châu Âu.

TU Delft được thành lập năm 1824 ở thành phố Delft (Hà Lan) có 19,000 sinh viên cùng với 3375 cán bộ giảng dạy (giảng viên, giáo sư), 8 phân khoa và một số viện nghiên cứu. Đây là trường đại học kỹ thuật truyền thống nhất Hà Lan. Các nhà nghiên cứu của TU Delft đã thành lập 70 công ty spin off công nghệ.

KU Leuven có gần 52000 sinh viên, và có 2360 cán bộ giảng dạy (giáo sư, giảng viên), và nhiều campus ở nhiều nơi trên đất nước Bỉ (campus chính ở Leuven). Hầu hết các khóa học bậc đại học được giảng dạy bằng tiếng Hà Lan. Kỹ thuật hàng không, địa kỹ thuật, vi điện tử,.. là những ngành danh tiếng ở KU Leuven. Trung tâm Nghiên cứu Vi điện tử IMEC (Interuniversity Microelectronics Centre) nổi tiếng chính là một công ty spin off xuất phát từ KU Leuven.

9. KTH Royal Institute of Technology, Sweden

ssdh-kth-royal-institute-of-technology

KTH là trường đại học lớn nhất ở Thụy Điển, đào tạo gần 1/3 sinh viên các ngành khoa học công nghệ và kỹ thuật ở Thụy Điển. Được thành lập năm 1827, KTH là nơi khởi nguồn của giải Nobel Khoa học, với 1472 giảng viên, giáo sư và gần 12600 sinh viên đang theo học.

10. RWTH Aachen, Germany

 

ssdh-rwth-aachen

Được thành lập năm 1870, RWTH Aachen là một trong những trường đại học kỹ thuật hàng đầu ở Đức, với hơn 42000 sinh viên đang theo học. Trường có khoảng 3000 cán bộ giảng dạy (giáo sư, giảng viên) và được coi là trường đứng đầu nước Đức về kỹ thuật cơ khí, đặc biệt là cơ khí hàng không (cha đẻ của hàng không hiện đại Theodore von Kármán từng học và làm việc tại đây).

RWTH Aachen là nơi tạo ra 1400 công ty spin off công nghệ. Có khoảng 7000 sinh viên đang theo học trong Phân khoa Kỹ thuật. Nhiều chương trình thạc sĩ của trường cũng được giảng dạy bằng tiếng Anh song song với các chương trình tiếng Đức. Các chương trình học và nghiên cứu ở RWTH Aachen đặc biệt chú trọng tới định hướng công nghiệp và thương mại hóa.

Cá Domino (SSDH) – Theo ducthe.wordpress.com

Share.

Leave A Reply