10 yếu tố tiên quyết du học sinh cần cân nhắc kĩ trước khi chọn lựa chuyên ngành học

0

Sẵn sàng du học – Lựa chọn chuyên ngành để theo đuổi ở đại học là một trong những quyết định quan trọng nhất của mỗi sinh viên. Vậy đâu sẽ là những tiêu chuẩn bạn cần quan tâm nhất khi đắn đo giữa nhiều lựa chọn.

ssdh-sinh-vien

Hãy cùng Sẵn Sàng Du Học xem qua danh sách 10 nhân tố dưới đây để nhận ra đâu mới là lĩnh vực phù hợp nhất với bản thân nhé:

1. Quan tâm đến những cơ hội ngoài trường

Việc tham gia các chương trình thực tập hay ngoại khóa trong thời gian theo học tại trường sẽ giúp bạn có được trải nghiệm thực tế, đồng thời vừa áp dụng những kiến thức đã học, vừa giúp đỡ cộng đồng. Chính vì thế, hãy quan tâm đến những trường đại học có cung cấp đa dạng các chương trình như vậy. Và nó chắc chắn trở nên thực sự hữu ích khi bạn đi xin việc đấy!

2. Tìm kiếm lời khuyên từ đúng người

Các chuyên gia cho biết ứng viên đại học có thể hiểu rõ hơn về các công việc liên quan đến một số chuyên ngành nhất định bằng cách nói chuyện với các chuyên gia trong ngành công nghiệp đó thay vì gia đình và bạn bè.

Trong một cuộc khảo sát gần đây về việc tìm kiếm lời khuyên của các tân sinh viên, 84% đánh giá những lời khuyên mà họ nhận được từ những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này là hữu ích và 82% đánh giá lời khuyên từ nhà tuyển dụng hoặc đồng nghiệp là hữu ích.

3. Tìm hiểu tiêu chuẩn của từng trường, từng khóa học

Một số chuyên ngành có thể có vẻ hấp dẫn, nhưng các lớp bắt buộc đi kèm với nó có thể không phù hợp với bạn.

Điều này không có nghĩa là bạn nên từ chối một chuyên ngành chỉ vì nó có một hoặc hai yêu cầu mà bạn không “ưng ý” cho lắm. Nhưng nó có nghĩa là bạn nên tự làm quen với chương trình bắt buộc, và nếu một vài khóa học không nhận bạn thì hãy suy nghĩ lại về sự lựa chọn của bạn.

4. Để ý đến ít nhất một chương trình STEM

Các chuyên gia nói rằng mức lương và việc làm cho sinh viên tốt nghiệp đại học chuyên ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật hoặc toán học, hay còn được gọi là STEM, đang có triển vọng.

STEM là viết tắt của các từ Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật) và Math (toán học). Giáo dục STEM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học.

Tốc độ tăng trưởng của nghề nghiệp STEM cũng được đánh giá là cao hơn các ngành nghề không liên quan đến STEM.

5. Đừng bỏ qua những cơ hội học bổng

Học đại học thường là một khoản đầu tư tốn kém, nhưng một số chuyên ngành có thể giúp sinh viên chi tiêu ít hơn. Ví dụ như có rất nhiều lựa chọn về học bổng cho sinh viên về kế toán, lịch sử và tiếng Anh.

ssdh-sinh-vien

6. Nghĩ về mức lương mà bạn sẽ được trả từ bây giờ

Theo số liệu của PayScale, mức lương khởi điểm trung bình cho những sinh viên tốt nghiệp cao đẳng đại học và mức cao nhất là $68,893 cho chuyên ngành toán học và tin học. Ở đầu kia của quang phổ, mức lương trung bình chỉ là 37.426 USD cho các chuyên ngành giáo dục, mỗi PayScale.

Đam mê đương nhiên là yếu tố hàng đầu song hãy cân nhắc đến vấn đề thu nhập sau này để lựa chọn cho mình một ngành nghề có triển vọng nhất.

7. Quan tâm đến việc học lên Cao học

Nếu bạn theo học những lĩnh vực thường yêu cầu học lên bậc Cao học, ví dụ như Y khoa thì ở bậc Cử nhân, bạn không nên lựa chọn cho mình lĩnh vực quá khó, khiến bạn bị cản trở trong việc đạt được điểm trung bình (GPA) cao. Bởi nó sẽ ảnh hưởng đến việc apply vào trường Luật hay trường Y của bạn trong những năm tiếp theo.

8. Thu hẹp phạm vi tìm kiếm

Các ứng viên đại học biết rằng họ muốn nghiên cứu trong một số lĩnh vực cụ thể, chẳng hạn như kỹ thuật hóa học hoặc kinh tế học, có thể thu hẹp danh sách các trường bằng cách tìm các trường chuyên về lĩnh vực đó.

9. Tìm hiểu về chương trình giáo dục tổng quát

Wes Wagoner, phó chủ tịch phụ trách quản lý tuyển sinh tại Đại học Southern Methodist University ở Dallas cho biết rằng những ứng viên đại học chưa quyết định được chuyên ngành của mình nên cân nhắc các trường có chương trình học đại cương tốt cho phép họ khám phá nhiều chủ đề khác nhau và tìm ra đam mê của mình vào năm thứ 2.

10. Vẫn không biết mình muốn học chuyên ngành nào – đừng lo lắng

Sự thực là bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm đam mê của bản thân trong suốt năm đầu tiên ở trường đại học. Đừng ngại tham gia các chương trình giới thiệu của Khoa để khám phá ra lĩnh vực thực sự thu hút bạn nhé!

Người dịch: Ánh Dương (SSDH)

Share.

Leave A Reply