4 con đường cử nhân Engineering tiết kiệm nhất ở Mỹ dành cho du học sinh Mỹ

0

Sẵn sàng du học – Ngành Engineering ở Mỹ có tiếng là học khó và căng thẳng ngang ngửa với ngành y. Vì vậy đầu vào các chương trình engineering thường đòi hỏi nhiều tiêu chuẩn cao, đặc biệt chuyên môn trong các ngành khoa học và toán học. 

Engineering có nhiều nhánh khác nhau và đôi khi không liên quan đến nhau nhiều: Chemical Engineering, Computer/Electrical Engineering, Aerospace Engineering, nhưng tựu chung tất cả đều yêu cầu thí sinh sỡ hữu một nền tảng mạnh trong các môn STEM.

stem

Hồ sơ mạnh cho ngành Engineering

Các em ở Việt Nam phải có điểm trung bình cao trong các môn toán, lý, hóa, sinh. Các em học chương trình Mỹ cần phải chọn các lớp AP môn khoa học (AP – viết tắt của Advanced Placement, hay Chương trình xếp lớp nâng cao, là kì thi dành cho học sinh Phổ thông có kế hoạch vào Đại học, được tổ chức bởi College Board – đơn vị tổ chức thi SAT và TOEFL). Các em học A-level IB nên chọn lớp nâng cao các môn khoa học. Bên cạnh đó, để trúng tuyển vào các trường top như MIT và Stanford, đạt 800 điểm phần toán của SAT gần như là bắt buộc. Các em cũng nên thi SAT Subject Math II và SAT Subject Physics để cạnh tranh hơn. Ngoài ra, các hoạt động ngoại khóa liên quan đến engineering như tham gia vào một cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật hoặc làm lab assistant cho các đại học ở VN sẽ đánh bóng hồ sơ. Đặc biệt, các bạn gái muốn học engineering sẽ được đánh giá cao hơn vì nhiều đại học Mỹ ưu tiên việc tuyển thêm nhiều sinh viên nữ vào ngành. Để hiểu thêm về lộ trình chọn chương trình học phù hợp, SSDH mời các bạn tham khảo bài viết chi tiết và rất hữu ích của anh Khương Nguyễn – cựu du học sinh Mỹ dưới đây.

Phân tích vấn đề và chiến lược

Ở dưới đây mình trình bày 4 chiến lựa học Engineering mà tiết kiệm nhất cho học sinh quốc tế. Sở dĩ mình viết bài này bởi vì những loại trường hào phóng nhất với học sinh quốc tế là Liberal Arts College (LAC), nhưng rất ít LAC có ngành engineering. Nếu có thì họ chỉ chuyên một số nhánh phổ biến như civil, mechanical, và electrical. Trong khi đó, các National Universities có đủ loại engineering, nhưng thường chỉ có các trường trong Top 20 là hào phóng nhất với sinh viên quốc tế. Vì vậy, đây là nghịch lý cho những bạn không quá xuất sắc các môn STEM và tài chính gia đình không dư dả. Nhưng đừng tuyệt vọng, mình viết chi tiết dưới đây các chiến lược khác nhau cho những kỹ sư tương lai. 

Bốn giải pháp

?. Nộp thẳng vào các đại học 4 năm có ngành Engineering

Mình chia chiến lược này ra làm 3 phương án: National University, Liberal Arts College, và trường hợp đặc biệt của các đại học công ở Texas. 

?. ???????? ?????????? (??)

Vấn đề của NU là họ cho học sinh quốc tế ít tiền. Những trường hào phóng nhất với sinh viên quốc tế và có ngành engineering là các trường cực kì khó vào: MIT (need-blind, muốn nhiêu cho bấy nhiêu), Stanford, Caltech, Harvard (need-blind), Northwestern, và UPenn. Những trường keo hoặc không cho đồng nào gồm: Georgia Tech, University of Michigan, UIUC, Carnegie Mellon, Penn State, UCLA, và UC-Berkeley. Mình gợi ý phương án này cho 2 loại học sinh: Thứ nhất, các bạn với thành tích xuất sắc có thể nộp vào các trường hào phóng để xin tiền. Thứ hai, các bạn với gia đình khá giả mà không quá xuất sắc có thể cân nhắc UIUC và Penn State vì họ không siêu cạnh tranh như những trường kia. Nếu bạn vừa học giỏi và vừa có tiền thì không phải lo nhiều. 

?. ??????? ???? ??????? (???)

LAC thường được biết đến việc tập trung dạy sinh viên các kĩ năng mềm và đào tạo tổng thể, chứ không thiên về các ngành kỹ thuật như NU. Vì vậy, ít người, kể cả học sinh Mỹ, nghĩ rằng các LAC có ngành engineering. Tuy nhiên, quy luật nào cũng có ngoại lệ. Một số ít các LAC với chương trình engineering gồm:

  • Trinity College,
  • Lafayette College,
  • Washington and Lee University,
  • Swarthmore College, và
  • Bucknell University.

Đây là những trường hào phóng với sinh viên quốc tế và như các bạn thấy, số lượng đếm trên đầu ngón tay. Bên cạnh đó, chương trình engineering của họ không đa dạng, mà chỉ tập trung vào vài ba nhánh. Ví dụ Trinity chỉ có khoảng 4 mảng engineering (https://bit.ly/2TZWsjF), Swarthmore 4 (https://bit.ly/32m8GHZ), và Lafayette 6 (https://bit.ly/2I1NHn3). Phần lớn là mechanical (cơ khí), civil (dân dụng), và electrical (điện). Bạn nào muốn học aerospace engineering (kĩ thuật không gian) hoặc petroleum engineering (kĩ sư hóa dầu)  thì không khả thi. 

?. ?????? ???????????? ?? ?????

Tiểu bang Texas có chính sách cho phép học sinh quốc tế đóng học phí trong bang của một đại học công nếu thí sinh đạt học bổng từ đại học đó với trị giá ít nhất $1.000/năm. Mình đã viết một bài về việc này rồi và các bạn có thể đọc tham khảo. Các bạn cũng thể xem website ở một số trường sau về việc này:

Để mình cho ví dụ: Tổng chi phí (học phí + ăn ở + chi phí sinh hoạt) bình thường của Texas Tech cho học sinh quốc tế là $39,782/năm. Giả sử, bạn nhận được học bổng $8.500/năm của họ (https://bit.ly/38iCOba). Thứ nhất, vì con số này trên $1.000/năm, bạn sẽ nhận được nonresident tuition waiver, tức là được phép đóng học phí trong bang. Tổng chi phí đột ngột giảm xuống $27.512/năm. Thứ hai, trừ tổng chi phí đó cho học bổng, gia đình sẽ đóng $27.512 – $8.500 = $19.012/năm. Đây là chưa tính học bổng trong ngành (departmental scholarship) và làm việc trên trường (work-study). 

Không phải đại học công nào ở TX cũng có chính sách này, nên bạn cần phải email văn phòng international admission để hỏi rõ. Bạn có thể hỏi họ có cho học sinh quốc tế “nonresident tuiton waiver through a competitive scholarship” không. Ngoài 3 trường đã nêu trên, một số trường khác đã xác minh với mình về chính sách này gồm: University of North Texas, UT-Arlington, và UT-San Antonio. 

Đa số các trường công ở TX là NU, nên ngành engineering của họ cực kì đa dạng. Ví dụ, Texas A&M có ít nhất 20 nhánh engineering khác nhau ở bậc cử nhân (https://bit.ly/38h3p8v), kể cả aerospace và petroleum. Ngoài ra, tỷ lệ đậu của họ cũng tương đối cao, cao hơn nhiều so với các NU và LAC kể trên. Cho nên mình tin rằng các đại học công ở TX là lựa chọn tương đối an toàn cho những bạn với thành tích hàn lâm tốt (nhưng không đủ xuất sắc cho MIT, Caltech) và gia đình có thể chi khoảng 20k/năm. 

4-giai-ơhap-nganh-engineering

?. Học ở một Community College rồi học tiếp lên một đại học 4 năm có ngành Engineering

Mình gợi ý lộ trình này cho những bạn không kịp thi các bài thi chuẩn hóa như TOEFL và SAT, hoặc điểm GPA cấp 3 không đủ mạnh. Điều lợi của việc nộp đơn vào Community College là tỷ lệ đậu gần 100%, đóng tiền rồi vô học thôi. Một số người nghĩ rằng học ở CC tiết kiệm hơn học ở một đại học 4 năm. Nhưng điều này không đúng. Sau khi tìm hiểu, mình nhận ra rằng tổng chi phí (học phí + ăn ở + chi phí sinh hoạt) của CC nằm ở khoảng 20k-25k/năm, tương đương với mức đóng trung bình một năm của học sinh VN ở các LAC. Ngoài ra, bất lợi lớn nhất của việc học CC là khi transfer lên một đại học 4 năm, nhiều trường không cho international transfer student nhiều tiền bằng first-year international student. Điển hình là trường cũ Notre Dame của mình:

“??????? ????????? ??? ????????????? ??? ?????-???? ????????????? ???????? ??? ???????, ?ℎ??? ?? ?? ??????? ?? ?????? ????????????? ???????? ????????” (https://bit.ly/362vSxr) 

Vì vậy nhiều người nghĩ học 2 năm đầu ở các CC sẽ tiết kiệm tiền, nhưng khi chuyển lên học năm 3 và 4, sinh viên sẽ đóng nhiều hơn bình thường vì họ không nhận nhiều hỗ trợ tài chính như first-year international student. Rốt cục cả 4 năm học, tổng chi phí của những bạn học CC tương đương hoặc cao hơn tổng chi phí nếu bạn học ở một đại học 4 năm ngay từ đầu.

Tuy nhiên, mình muốn giới thiệu một chương trình khá hay tên là ??????????? ????????? của Texas A&M (https://bit.ly/2KBksbx). Trong 2 năm đầu, bạn sẽ học ở 1 trong 6 Community Colleges có kết nối với khoa engineering của Texas A&M. Dù là học sinh ở một trong 6 CC này, bạn vẫn có thể lấy lớp engineering ở Texas A&M. Vào năm thứ 3, bạn sẽ chuyển lên Texas A&M để học chính thức. Điều tuyệt vời là bạn vẫn đủ tiêu chuẩn để đóng học phí trong bang nếu giành được một học bổng khi transfer. 

?. Học chương trình 3-2 Dual Degrees 

Tương tự như lựa chọn thứ 2, mình gợi ý phương án này cho những bạn chưa sẵn sàng để nộp vào các trường mạnh ngành engineering. Rất nhiều LAC như Wabash, Beloit, Colby, Oberlin, Amherst cho phép sinh viên học bất cứ ngành nào vào 3 năm đầu. Sau đó, sinh viên sẽ chuyển lên một NU (thường là WashU hoặc Columbia) để học engineering trong 2 năm. Khi tốt nghiệp ra, bạn sẽ có 2 bằng cử nhân: một bằng cử nhân của ngành học 3 năm đầu và bằng cử nhân ngành engineering của 2 năm cuối. Các bạn có thể đọc thêm chi tiết về chương trình này ở trường cũ của mình, Wabash College (https://bit.ly/3q1QspE) 

Điều lợi của chương trình 3-2 là bạn tốt nghiệp ra với hai tấm bằng cử nhân, và có nền tảng giáo dục liberal arts lẫn engineering. Vì thế hồ sơ của bạn sẽ hấp dẫn hơn trong con mắt của các nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, cái bất lợi là vấn đề tài chính, vì khi transfer lên một NU cho 2 năm cuối, trường ấy sẽ tạo một gói hỗ trợ tài chính khác so với LAC của 3 năm đầu. Ví dụ, bạn học ở Wabash và chỉ đóng 20k/năm cho 3 năm đầu, nhưng khi chuyển lên WashU, bạn có thể phải đóng nhiều hơn đáng kể cho 2 năm cuối vì WashU vừa mắc mà cũng không hào phóng bằng. Cho nên trước khi đi con đường 3-2 này bạn phải rất cẩn thận, nói chuyện với admission officer cho rõ về vấn đề tài chính. 

?. Học một ngành khoa học bậc cử nhân rồi học Engineering bậc tiến sĩ 

Giả sử bạn chưa chắc về việc học Engineering, hoặc học lực chưa đủ mạnh để học engineering ở bậc cử nhân. Bốn năm đầu bạn có thể vào LAC học một ngành STEM, thường là vật lý. Tốt nghiệp ra hoặc sau khi đi làm một vài năm bạn có thể nộp vào một chương trình tiến sĩ ngành engineering.

Điều lợi của việc học tiến sĩ là gần như chương trình nào ở Mỹ cũng bao trọn gói (học phí + ăn ở + chi phí tiêu vặt). Mình chưa gặp sinh viên nào, Mỹ lẫn quốc tế, tự trả tiền để học tiến sĩ cả. Bạn có thể xem chương trinh tiến sĩ ngành electrical engineering của Notre Dame ở đây (https://bit.ly/3l3YSsA)

Bất lợi: Chương trình kéo dài 5 năm; ứng cử viên tiến sĩ thường bị trầm cảm vì stress; đầu vào cực kỳ cạnh tranh, nên thành tích và điểm số của thời đại học phải nổi bật.

SSDH team

Share.

Leave A Reply