5 học bổng toàn phần thạc sĩ quan hệ quốc tế cho sinh viên quốc tế Mỹ

0

Sẵn sàng du học – Nhiều du học sinh Mỹ muốn học bậc thạc sĩ đang tìm kiếm chương trình học bổng toàn phần. Tuy nhiên, để lục lọi và đọc từng trường một hoặc từng review một cực kì tốn thời gian. Hãy rút ngắn thời gian nghiên cứu bằng cách đọc bài viết này do du học mỹ cùng khương chia sẻ nhé.

5-hoc-bong-thac-si-quan-he-kinh-doanh-my

Hồi xưa mới vào đại học, gia đình bảo đừng học ngành này, ra không kiếm được việc đâu. Cả ba mùa hè mình đều tìm được thực tập có lương trong ngành, nhưng phụ huynh vấn khuyến khích chuyển ngành, học cái gì đó dễ hơn như business. Tốt nghiệp xong mình tìm được việc ở một viện chính sách (think tank) ở Mỹ. Ba mẹ vẫn không ngừng yêu cầu đổi ngành nghề.

Sau ba năm làm việc, mình trúng tuyển vào Notre Dame với học bổng toàn phần để học thạc sĩ quan hệ quốc tế. Gia đình tiếp tục nói học cái này mốt ra làm được gì con ơi. Bảy tháng trước khi tốt nghiệp thạc sĩ, mình nhận lời mời làm việc từ một công ty tư vấn chiến lược. Thế là nhà không nói gì nữa về lựa chọn sự nghiệp. For now.

Nhiều người ở Việt Nam vẫn không hiểu ngành này là gì nên hay cản, phản đối, và dọa sau này thất nghiệp. Mình khuyên bạn nào đam mê ngành khoa học chính trị hoặc quan hệ quốc tế thì cứ học. Bạn sẽ có rất nhiều lĩnh vực để chọn. Kiếm việc được hay không sẽ dựa vào khả năng networking của bản thân nhiều hơn là ngành mình học. Nhiều người thường nghĩ học quan hệ quốc tế xong chỉ ra làm cho nhà nước. Quan niệm sai lầm! Với một tấm bằng thạc sĩ ngành này, bạn có thể làm việc cho:

  • Các viện nghiên cứu chính sách (think tank) như Brookings Institution, Center for Strategic and International Studies, Institute for International Peace Studies.
  • Các tổ chức phát triển quốc tế (international development) như Oxfam, Chemonics, Adam Smith International.
  • Các công ty tư vấn chiến lực (management consulting) như Big 4 và MBB.
  • Các công ty tư vấn rủi ro chính trị (politial risk consulting) như Control Risks, Kroll, Risk Advisory Group.
  • Các tổ chức liên chính phủ (intergovermental organization) như World Bank, ASEAN.
  • Các tổ chức phi chính phủ (NGO) như CARE International, Caritas.

Sau đây mình trình bày các học bổng toàn phần trong ngành này. Bạn lưu ý ba điều:

1) Đa số các học bổng có hạn chót vào tháng 12 nên cần bắt đầu chuẩn bị ngay lập tức

2) Ngành học cấp đại học không cần phải liên quan đến ngành quan hệ quốc tế, nhưng kinh nghiệm thực tập, làm việc cần liên quan. Nhiều người bạn cùng lớp của mình hồi xưa học engineering, finance, và thậm chí chemistry, nhưng họ có kinh nghiệm làm việc trong các vấn đề quốc tế

3) Một số chương trình không đòi GRE năm nay (test-optional). Nhưng mình khuyên các bạn vẫn nên thi, lấy điểm cao để tăng xác suất đậu.

?. ?????????? ?? ????? ???? – ?????? ?????? ?? ?????? ???????

Chương trình: Master of Global Affairs

Học bổng toàn phần: https://bit.ly/326fWYE

notre_dameKeough School là một khoa mới mở gần đây, nên danh tiếng không bằng Elliot School của George Washington Uni, hoặc SIS của American Uni. Nhưng Notre Dame là trường Top 15 nên ai nghe tên cũng biết đây là trường xịn, không quan tâm đến việc Keough School mới mở hay mở lâu rồi. Trong chương trình này bạn sẽ có cơ hội làm quen các nhà hoạch định chính sách với kinh nghiệm thực tiễn. Ví dụ, mình đã học ba lớp với Denis McDonough, cựu tham mưu trưởng của Obama. Mình cũng từng nghe diễn thuyết từ Condoleezza Rice (cựu học sinh Notre Dame và cựu ngoại trưởng thời Bush) và Ban Ki-moon (cựu tổng thư ký LHQ).

Nếu nhận học bổng toàn phần, bạn sẽ được miễn học phí và nhận khoảng $18.000/9 tháng để ăn ở. Sau thuế thì bạn còn cỡ $1.700/tháng để chi tiêu. Nghe không nhiều lắm nhưng sống ở South Bend vì chi phí sinh hoạt thấp nên cuối tháng lúc nào mình cũng dư 2-300 đô để dành. Bên cạnh đó, chương trình đảm bảo thực tập mùa hè (được gọi là Integration Lab). Bạn sẽ làm việc nhóm trong một dự án ở một quốc gia khác. Hồi đó mình thực tập ở Guatemala và Ecuador. Một em VN khác cùng chương trình làm ở Tanzania. Bạn sẽ được bao tiền ở. Tiền ăn trường cho ít nhất $3.000 cho 2 tháng hè làm việc, tùy vào nơi thực tập. Vé may bay họ cho mình $2.000 in credit. Hồi đó xài dư nên mình bảo trường đặt vé máy bay đến Panama để phượt miễn phí.

Các khoản lợi ích này cực kì hào phóng và mình chưa thấy chương trình tương tự nào quăng tiền vào mặt học sinh như thế. Đấy là chưa kể các quỹ phát triển chuyên môn mà bạn có thể xin khi đã là sinh viên để học ngôn ngữ hoặc bay đến D.C. để tham dự hội nghị vào fall/spring break. Mỗi năm trường nhận khoảng 35 học sinh. Hạn chót nộp là ngày 15/12.

?. ????????? ?????????? – ?????? ?? ?????? ??? ????????????? ???????

Chương trình: Master of Public Affairs; Master of Public Policy

Học bổng toàn phần: https://bit.ly/2F9yTRm

Princeton có hai chương trình tương tự nhau: Master of Public Affairs (MPA) và Master of Public Policy (MPP). MPA kéo dài 2 năm và dành cho các ứng cử viên có kinh nghiệm làm việc một vài năm. Nó tương tự chương trình thạc sĩ của Notre Dame ở trên. MPP chỉ kéo dài 1 năm và gắt hơn ở đầu vào, đòi hỏi ứng cử viên phải có kinh nghiệm làm việc ít nhất 7 năm. Giống MGA của Notre Dame, MPA và MPP định hướng cho sinh viên khám phá các lớp học về kinh tế vĩ mô, hoạch định chính sách công, chính sách đối ngoại, an ninh quốc tế, thương mại quốc tế, và hỗ trợ nhân đạo. Mỗi chương trình được chia làm 4 chuyên ngành: International Relations, International Development, Domestic Policy, và Economic & Public Policy. Các bạn nên xem chi tiết từng ngành trên website của Princeton (https://bit.ly/2FqH8ch)

Đậu vào Princeton, bạn sẽ được đảm bảo chu cấp toàn bộ học phí trị giá 50,000USD/năm. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ được xem xét hỗ trợ tài chính cho việc ăn ở, nhưng điều này sẽ dựa vào khả năng tài chính của bạn. Chính sách hỗ trợ này áp dụng cho cả MPA và MPP. Đầu vào của Princeton khá gắt. Họ bắt buộc bạn phải có GRE và phải viết một “policy memo” (trình bày một vấn đề toàn cầu và gợi ý giải pháp). Hạn chót nằm vào ngày 1/12.

dai-hoc-Princeton-University

?. ???????? ?????????? – ??????? ?????? ????????? ??? ????????????? ???????

Chương trình: Master’s in International Policy

Học bổng toàn phần: Knight-Hennesy (https://knight-hennessy.stanford.edu)

Stanford là nơi dạy học của các tên tuổi hổ báo nhất trong làng chính trị quốc tế: Condi Rice (đã đề cập ở trên), Susan Rice (cựu cố vấn an ninh quốc gia thời Obama), Francis Fukuyama (political theorist hàng đầu nước Mỹ), và HR McMaster (cựu cố vấn an ninh quốc gia thời Trump). Chương trình MIP được chia làm 5 chuyên ngành: Cyber Security, Energy, Global Health, Governance & Development, và International Security. Mình thích nhất lớp Policy Change Studio, giống Integration Lab của Keough. Đây là lớp sinh viên năm hai làm việc với một tổ chức bên ngoài để tạo ra một giải pháp cho một vấn đề quốc tế. Một số ví dụ bao gồm giải pháp cho nạn buôn người ở bán đảo Balkan, chính sách vũ khí hạt nhân giữa Mỹ và Trung Quốc, làm việc với dân quân tự vệ ở Nigeria để bảo vệ dân thường.

Học bổng Knight-Hennesy mỗi năm được trao cho 100 người và dành cho ứng cử viên từ nhiều ngành khác nhau, không chỉ có ngành quan hệ quốc tế. Vì vậy khi nộp bạn phải hoàn tất 2 đơn riêng: một cho MIP và một cho Knight-Hennesy. Nếu bạn bị từ chối học bổng Knight-Hennesy, bạn vẫn có cơ hội nhận học bổng toàn học phí từ chính chương trình MIP (không xịn bằng nhưng có tiền còn hơn không). Hạn chót nộp đơn là ngày 8/12.

?. ????? ?????????? – ??? ???????? ??????

Chương trình: Master of Arts in Law and Diplomacy

Học bổng toàn phần: Robert F. Meagher Foundation Scholarship (https://bit.ly/3keYZlk)

Từ năm 2011-14, Nguyễn Quốc Cường là đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, Lê Hoài Trung là đại sứ Việt Nam ở LHQ, và Phạm Bình Minh là bộ trưởng bộ ngoại giao. Cả ba vị này đều từng học chương trình thạc sĩ quan hệ quốc tế của Fletcher School. Mình đã nghe tiếng của Fletcher từ hồi năm nhất học đại học, vì đây là lò đào tạo các nhà ngoại giao hàng đầu thế giới, không chỉ của Mỹ mà còn bao gồm các quốc gia khác. Fletcher có nhiều bằng thạc sĩ tương tự nhau, nhưng MA in Law and Diplomacy là chương trình tiêu biểu nhất. Những bạn muốn làm ngoại giao sau này nên cân nhắc Fletcher. Giáo án của MALD khá đa dạng, tập trung vào các mảng như luật quốc tế, tài chính quốc tế, và ngoại giao.

Đáng tiếc là Fletcher chỉ có một học bổng toàn phần mỗi năm. Tuy nhiên, họ cũng xét một số học bổng toàn học phí, dựa trên học lực và khả năng đóng của sinh viên. Hạn chót là ngày 10 tháng 1.

?. ?????????? ?? ?????? – ?????????? ?? ????????????? ???????

Chương trình: Master of Arts in International Studies

Học bổng toàn phần: https://bit.ly/2Fhwepl

Trong danh sách này, chương trình của UO có lẽ ít tiếng tăm nhất. Ngày xưa mình mò kim đáy bể của Google mới lòi ra cái trường này. Các mảng nghiên cứu của họ rất đa dạng: từ chính sách du lịch quốc tế đến quản trị phi lợi nhuận. Học sinh muốn học gì có thể tự thiết kế giáo trình của họ. Đa số giáo sư ở đây là những người có lý lịch trong môi trường hàn lâm hơn là kinh nghiệm thực tiễn như những giáo sư ở các trường trên. Mình nghĩ chương trình này hợp với những người muốn chuẩn bị sau này học tiến sĩ.

Nếu đậu vào, bạn sẽ được miễn học phí và cấp khoảng $8000/năm để ăn ở. Tuy nhiên, bạn phải làm trợ giản để lấy được tiền ăn ở. Dù chương trình hào phóng hơn đa số các trường International Relations khác, UO không phải là trường danh tiếng trong ngành quan hệ quốc tế. Hạn chót là ngày 5 tháng 1.

KẾT LUẬN: Đạt những học bổng toàn phần này đòi hỏi sự chuẩn bị kĩ càng qua nhiều năm. Mình đã bắt đầu nghiên cứu và lên kế hoạch từ hồi năm hai đại học. Nếu bạn nộp không kịp năm nay thì vẫn còn năm sau. Chúc may mắn!

SSDH team

Share.

Leave A Reply