5 phương thức chi trả cho trải nghiệm du học mà du học sinh nên cân nhắc

0

Sẵn sàng du học – Ngày càng có nhiều người trẻ đang lựa chọn việc theo đuổi các ngành học yêu thích tại một chân trời xa lạ. Điều này đem lại cho họ cơ hội phát triển kĩ năng sống, đồng thời tiếp thu kiến thức từ nền giáo tiên tiến thế giới. Song với tư cách là những người trẻ lần đầu tiên học cách tự lập về tài chính, tìm cách chi trả cho khoản học phí cũng như ăn ở dường như là vấn đề khiến bạn cảm thấy lo lắng nhất.

trai-nghiem-du-hoc

Dưới đây là năm cách mà Sẵn Sàng Du học “mách nhỏ” cho bạn để hiện thực hóa ước mơ du học của mình:

1. Sử dụng khoản vay cho sinh viên của liên bang

Để xin bất kì hỗ trợ nào từ Chính phủ liên bang bạn cũng cần phải hoàn thiện mẫu đơn FAFSA.

FAFSA là một mẫu đơn mẫu đơn dùng chung để bộ giáo dục Hoa Kỳ và trường duyệt xét xem một học sinh có đủ điều kiện để hưởng quyền lợi được trợ giúp hay tài trợ chi phí cho bậc đại học (Community college, technical college & university), gồm 9 khoản trợ cấp liên bang và hơn 600 khoản trợ cấp tuỳ theo các tiểu bang. Sau đó, quy trình có thể thay đổi tùy thuộc vào trường bạn chọn và yêu cầu của họ. Hãy chắc chắn kiểm tra kỹ chương trình học tương lai của mình để đảm bảo bạn đáp ứng tất cả các yêu cầu.

2. Tìm kiếm học bổng và trợ cấp tài chính

Học bổng là một trong những con đường phổ biến nhất để bạn tìm kiếm hỗ trợ về tài chính cho suốt 4 năm học Cử nhân hay 2 năm Thạc sĩ của mình. Song mặc dù có hàng ngàn học bổng của Chính phủ các nước cũng như của các tổ chức tư nhân thì việc sở hữu một học bổng cũng không phải là điều dễ dàng, đặc biệt là những học bổng có giá trị lên tới hàng ngàn đô hoặc hỗ trợ 100% học phí. Để đạt được mục tiêu này, bạn cần có một sự chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi chính thức  bước vào quá trình “săn học bổng”. Thông thường sinh viên dành tối thiểu 02 năm để nâng cao trình độ tiếng Anh, thi lấy chứng chỉ quốc tế, chuẩn bị hồ sơ và viết các bài luận, xin thư giới thiệu… Quá trình này có thể sẽ vô cùng mệt mỏi và đòi hỏi sự kiền tri cao song một khi đã sở hữu học bổng thì cuộc sống du học sinh của bạn sẽ dễ chịu hơn rất nhiều. Bạn vừa có thể tiết kiệm tài chính cho cha mẹ, vừa giảm bớt gánh nặng cho bản thân.

Để tìm kiếm các học bổng tại Mỹ bạn có thể truy cập vào đây!

3. Khoản vay cá nhân của sinh viên

Các khoản vay cá nhân có sự khác biệt nhất định so với khoản vay Chính phủ. Điều kiện đi kèm các khoản vay như thế cũng tương đương đối đa dạng vì các ngân hàng hay quỹ hỗ trợ cần một sự đảm bảo từ  bạn để họ có thể sẵn sàng chi trả học phí cho bạn trong suốt nhiều năm. Chính vì thế, trước khi bắt đầu một khoản vay như thế, bạn cần xem xét một cách kĩ lưỡng mọi điều kiện liên quan và chắc chắn rằng mình có thể thực hiện chúng. Hiện nay không chỉ sinh viên Mỹ mà sinh viên quốc tế cũng có thể vay tiền để chi trả cho mọi khoản phí liên quan đến việc học tập của mình.

Tìm hiểu thông tin chi tiết về các khoản vay cá nhân tại đây.

4. Chương trình tài chính du học

Ngay cả khi bạn đã nhận được một số tiền để chi trả cho học kỳ đầu tiên hoặc năm đầu tiên ở nước ngoài, thì liệu bạn đã sẵn sàng để tự quản lý khoản tiền lớn này? Một số chương trình có thể cung cấp các gói thanh toán, cho phép bạn thanh toán cho từng năm học của mình theo kế hoạch phù hợp. Đây có thể là một lựa chọn tuyệt vời cho bạn, đặc biệt là khi bạn không phải là “chuyên gia” trong chuyện quản lý tài chính cá nhân.

5. Tự tiết kiệm tiền!

Cách này dường như là cách thức an toàn nhất song cũng mất nhiều thời gian nhất. Bạn sẽ phải dự định được khoản tiền mà mình sẽ phải chi trả cho cuộc sống du học sinh tại nước ngoài, từ nhiều năm trước khi đặt chân lên máy bay. Bên cạnh đó, khi còn học tại quê nhà bạn cũng cần tìm được một hay thậm chí là nhiều công việc với đồng lương phù hợp. Không những thế, một trong những yếu tố quan trọng là bạn phải có một kế hoạch tiết kiệm hiệu quả. Bạn cũng cần lưu ý tới những khoản chi tiêu hằng tháng của mình để vừa có thể chi trả cho cuộc sống hiện tại vừa “để dành” được cho tương lai.

Tìm hiểu thêm về cách lên kế hoạch tiết kiệm cho chuyến du học của bạn tại đây!

Người dịch: Ánh Dương (SSDH)

Share.

Leave A Reply