SSDH – Ấn Độ đã tiến một bước đáng kể sau một hành trình dài để chấp nhận mở cửa thị trường đại học quốc tế sau khi ủy ban quốc hội gửi bản dự thảo luật mới năm 2010 về trường đại học quốc tế lên nội các chính phủ trước giáng sinh. Nội các đã phê chuẩn đề xuất đầu tiên gây nhiều tranh cãi từ tháng 3 năm 2010.
Việc này đã bị bỏ ngõ nhiều tháng vì sự phản đối từ phe đối lập và các trường đại học trong nước trước sự lo ngại cạnh tranh từ phía nước ngoài.
Dự luật này cho phép các trường đại học với 20 năm đứng vững ở nước sở tại được phép thiết lập cơ sở giáo dục tại Ấn Độ.
Tuy nhiên, ngay cả khi dự luật được thông qua thì Ấn Độ cũng khó có thể trở thành thị trường mở cửa cho giáo dục đại học quốc tế vì việc xét duyệt không hề đơn giản. Ủy ban các chuyên gia học thuật sẽ quyết định trường đại học quốc tế nào đủ tiêu chuẩn để hoạt động ở Ấn Độ và các trường đó phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế cũng như tuân thủ các quy định của địa phương.
Dự luật cũng yêu cầu các trường đại học quốc tế dù ít hay nhiều phải tái đầu tư cho cơ sở giáo dục thiết lập ở đây. Các trường mà có số lượng sinh viên quốc tế đăng ký vượt quá chỉ tiêu sẽ phải chịu trừng phạt.
Hillary Clinton tại hội nghị thượng đỉnh giáo dục đại học Mỹ-Ấn Độ
Những người chỉ trích cho rằng các trường học nước ngoài phí cao sẽ không làm gì để tăng đầu vào đại học mà họ sẽ rút đi các nhân tài nghiên cứu và giảng dạy ở các trường trong nước.
Mặc dù không có giấy phép đăng ký quốc gia nhưng hiện nay phải có đến 160 đại học quốc tế đang hoạt động ở Ấn Độ. Hầu hết trong số đó là các trường Anh, Mỹ.
Trên thực tế, Ấn Độ đang có ý định mở rộng kinh tế nhanh chóng cho hệ thống trường học với quyết tâm đưa vấn đề chất lượng lên hàng đầu, không bị ảnh hưởng bởi những lợi ích lớn ngay trước mắt.
Nhưng dù sao, Ấn Độ vẫn là nơi hấp dẫn cho các nhà đầu tư giáo dục nước ngoài. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã đề cập đến vấn đề này trong hội nghị thượng đỉnh giáo dục đại học Mỹ-Ấn Độ vào tháng Mười vừa qua. Và Bộ trưởng bộ giáo dục đại học Úc cũng đã bày tỏ mong muốn phát triển đầu tư giáo dục hơn nữa tại đây trong chuyến thăm hồi tháng 8.
Có một thách thức ở đây là khi dư luật được thông qua liệu các thủ tục hành chính có chuyển biến không hay vẫn dai dẳng và bất cập như trước đây. Trường đại học Deakin đã phải mất 4 năm để cố gắng thành lập một trung tâm nghiên cứu Ấn Độ ở Bagalore nhưng cuối cùng phải từ bỏ trước tệ quan liêu của chính quyền ở đây.
Nếu không thay đổi thì Ấn Độ sẽ trở thành thị trường kém hấp dẫn để đầu tư. Chuyên gia nghiên cứu thị trường giáo dục Allison Doorbar cảnh báo rằng sinh viên Ấn Độ đang học ở các trường phương tây ở Ân Độ sẽ phải mong ngóng giáo viên nước ngoài của trường từ nước sở tại.
Lê Minh – Theo The Australian