Apply chương trình học thạc sỹ ở Phần Lan – Những điều cần biết

0

SSDH – Gần đây có khá nhiều câu hỏi liên quan đến chương trình học thạc sỹ của Phần Lan nên mình quyết định viết entry này để giải thích dưới dạng hỏi và đáp.

 du%20hoc%20phan%20lan.jpg

Chào mừng đến Phần Lan – Đất nước vạn hồ

 

1. Có cần phải thi đầu vào?

 

KHÔNG! Việc thi đầu vào chỉ bắt buộc đối với bậc cử nhân. Với bậc thạc sỹ thông thường bạn chỉ cần gửi hồ sơ (bằng và bảng điểm đại học) và thi chứng chỉ IELTS/TOFEL/ GMAT (tùy trường). Các trường sẽ xét duyệt từ trên xuống dưới dựa vào mức độ phù hợp với chuyên ngành đăng ký, điểm phẩy đại học, điểm tiếng anh, và những yêu cầu khác.

 

2. Có cần điểm IELTS/TOEFL trước khi apply?

 

Có. Các trường đại học Phần Lan thường yêu cầu ít nhất 6.5 (90 TOEFL) cho bậc thạc sỹ và họ đòi hỏi bảng điểm cần gửi kèm cùng các giấy tờ khác trong bộ hồ sơ. > Thi IELTS/ trước hạn đăng ký. Có thể yêu cầu riêng về kỹ năng writing phải đạt 5.5 hoặc 6. trở lên.

 

Ngoại lệ: Đối với các bạn học chương trình cử nhân bằng tiếng anh hoặc học đại học tại các nước Anh Úc Mỹ, Canada, và Newzealand.

 

3. Hạn apply là khi nào?

 

Hầu hết các chương trình thạc sỹ đều tuyển cho kỳ nhập học mùa thu. Tức là hạn thường vào giữa tháng 1 và cuối tháng 2. Điều kiện linh động từng trường. Đối với ngành kinh tế thường thì vào cuối tháng hai. Những trường đại học offer những ngành học thạc sỹ về xã hội (eg. Asian Studies, Education) có thể có deadline vào tháng 3 tháng 4. Tuy nhiên 1 năm chỉ có 1 lần apply thạc sỹ.

 

Có một số trường có ngành học cứ 2 năm mới offer chương trình 1 lần, nên bạn có ý định học thì cần phải theo dõi trang web tuyển sinh của các trường thường xuyên.

 

4. Các trường Phần Lan tuyển nhiều sinh viên cho một chương trình thạc sỹ không?

 

Thông thường 1 chương trình học thạc sỹ ở Phần Lan chỉ lấy rất ít sinh viên. Như ngành của mình ở Turku hàng năm lấy khoảng 25 người trên toàn thế giới (có khoảng hơn 300 hồ sơ apply). Có những ngành ít hơn chỉ khoảng 80-100 hồ sơ, nhưng số lượng lấy cũng ít hơn chỉ tầm 10 người. Hồi mình apply ở Vaasa cho ngành IB, họ lấy 20 người và số hồ sơ apply là 600 hồ sơ. Nhìn chung các trường đại học cứ lấy dao động tầm 20 người 1 chương trình.

 

Những ai muốn đăng ký học ở Aalto University Business School, các bạn có thể vào website tuyển sinh để xem số lượng tuyển sinh, hồ sơ, và trúng tuyển của từng ngành được update ngay sau khi họ công bố kết quả trúng tuyển vào giữa tháng 4 hàng năm.

 

5. Profile như thế nào thì mới trúng tuyển?

 

Cái này cũng tùy thuộc vào trường. Nhưng mình nghĩ hiện nay là khá cạnh tranh. Bạn nên tốt nghiệp đại học ở mức trên 7 phẩy. 7.5 trở lên là tốt nhất. IELTS thì chỉ cần 6.5 thôi. Vì học Master of Science (thạc sỹ khoa học) nên kinh nghiệm không quá quan trọng. Các trường ở Phần Lan thường rất quan tâm đến điểm Bachelor thesis, nên điểm này càng cao thì càng tốt.

 

Khi apply chuyên ngành nào đó thì nên đọc thật kỹ yêu cầu về bằng cử nhân. Nếu bằng cử nhân mà không thuộc ngành liên quan thì khả năng trúng tuyển rất thấp. Nếu bạn học Engineering mà đăng ký học thạc sỹ Business thì nếu trúng tuyển sẽ phải học thêm rất nhiều credits (tín chỉ nữa). Số lượng học thêm tối đa là 60 (credits) tương đương với thời gian 1 năm.

 

6. Thời gian học Master ở Phần Lan là bao lâu?

 

Mỗi chương trình thường kéo dài hai năm. Nhưng sinh viên có quyền học chương trình trong vòng 4 năm. Như vậy, nếu bạn muốn ở lại Phần Lan lâu hơn thì là điều hoàn toàn có thể. Thực tế là sinh viên nước ngoài học thạc sỹ ở Phần Lan thường trì hoãn thời gian học của mình lại để được ở lại lâu hơn. Khá ít bạn tốt nghiệp ngay trong 2 năm đầu.

 

7. Học thạc sỹ ở Phần Lan thì chỉ học ở Phần Lan thôi?

 

Không. Sinh viên quốc tế theo học đại học ở Phần Lan đều có cơ hội đi học trao đổi từ 1 kỳ đến 1 năm học ở Châu Âu (bao gồm UK),  Châu Á, Mỹ… nói chung bất kỳ nước nào mà trường đại học Phần Lan có ký kết thỏa thuận trao đổi sinh viên. Ví dụ mình thích Hàn Quốc nên qua đó học 1 kỳ. Khi sang đó, mình vẫn được miễn học phí và trường đại học ở Phần Lan cho thêm 2000 euros để tiêu.

 

8. Chứng minh tài chính thì sao?

 

Khi nhận được giấy báo trúng tuyển, bạn cần chứng mình là mình có 6270 euros trong tài khoản để apply làm visa. Sau khi apply visa xong bạn có thể rút ngay số tiền đó ra. Khi qua Phần Lan bạn không nhất thiết phải mang ngay 6000 euros.

 

9. Tìm việc làm thêm ở Phần Lan có dễ không?

 

Không và có. Mặc dù người Phần có thể nói được tiếng anh, những công việc như quét dọn hay phục vụ nhà hàng họ vẫn yêu cầu/ thích người có tiếng Phần Lan hơn. Tuy vậy, tìm được việc thêm không phải là không thể. Rất nhiều bạn có việc ngay sau khi mới sang Phần Lan. Tip: apply thật nhiêu nơi và hỏi nhiều người. Kiểu gì cũng tìm được một việc.

 

10. Trường nào đã thu học phí ở Phần Lan?

 

Hiện tại có 1 số trường đã bắt đầu áp dụng chính sách thu học phí (Oulu University, Aalto University, Lapland University) cho một số ngành học nhất định. Còn lại tất cả các trường đại học khác vẫn áp dụng chính sách miễn học phí cho người nước ngoài. Bù lại, những trường thu học phí sẽ cung cấp một số học bổng nhất định cho các ứng viên xuất sắc 😀

 

11. Các ngành học thạc sỹ phổ biến ở Phần Lan

 

– Kinh tế

 

– Môi trường/ phát triển bền vững

 

– Giáo dục

 

– Tâm lý

 

– Xã hội: học về văn hóa các nước Châu Á, Châu Âu, Chính trị

 

 – Công nghệ thông tin

 

– Kiến trúc

 

– Games, Media…

 

Xem chi tiết tại đây http://www.studyinfinland.fi/study_options/study_programmes_database

 

12. Hồ sơ apply gồm những gì?

 

Thông thường bao gồm. Tùy đặc thù ngành có thể yêu cầu research proposal hoặc những bài kiểm tra khác (viết luận – ngành giáo dục trường Helsinki)

 

– Bảng điểm đại học tiếng anh công chứng

 

– 1 tờ giấy giải thích về cách tính điểm và tín chỉ của Việt Nam (trước đây mình ko cần, nhưng gần đây do tình hình các trường VN thay đổi cách dạy nên trường ở Phần lan yêu cầu)

 

– Bảng điểm IELTS/TOEFL/ <GMAT (đối với những trường lớn và có cung cấp học bổng)>

 

– CV (có trường yêu cầu, có trường không)

 

– Letter of Motivation (quan trọng)

 

– Letter of Recommendation (Tuy nhiên ở bậc thạc sỹ nhiều trường không yêu cầu. Nếu có yêu cầu thì họ có sẵn form để điền > no worries)

 

– Các giấy tờ chứng minh thành tích, học bổng…

 

13. Gửi hồ sơ như thế nào?

 

Các ban vào trang web dưới đây để apply hồ sơ online cho những trường thuộc hệ thống này và đọc thêm các thông tin khác về apply. Khi gửi documents qua post các bạn cũng phải gửi tới địa chỉ của University admissions ở Helsinki, sau đó họ sẽ confirm xem đã nhận đủ giấy tờ của bạn chưa và tự động chuyển về các trường liên quan.

 

http://www.universityadmissions.fi/

 

Có 10 trường thuộc hệ thống bao gồm:

Hanken School of Economics
Lappeenranta University of Technology
University of Eastern Finland
University of Helsinki
University of Jyväskylä
University of Lapland
University of Oulu
University of Tampere
University of Turku
Åbo Akademi University

 

Đối với các trường đại học khác, các bạn gửi trực tiếp hồ sơ đến trường chứ không gửi qua University Admissions Finland.

 

Đông Đức (SSDH) – Theo TrangVivi

 

 

Share.

Leave A Reply