SSDH – Du học Canada và ở lại làm việc và nhận được PR là ước mơ của nhiều bạn trẻ, của nhiều người cũng đã có tuổi chọn học bậc học cao hơn. SSDH gửi tới các bạn bài chia sẻ này với hi vọng các bạn sẽ chọn được bậc học phù hợp cho bản thân nha.
Canada là nước multicultural có tư tưởng thoáng ít bị những định kiến xã hội kiểu phải có bằng đại học hay phải học thạc sĩ cho bằng hàng xóm…cho nên dù học bậc hàm cao hay thấp, làm nghề văn phòng hay tay chân cũng không ai quan tâm đánh giá cá nhân.
Vậy để tập trung vào mục tiêu lấy PR định cư cho cả gia đình và có công việc ổn định tương lai ở một đất nước mới, các bạn chỉ cần cân bằng trong việc chọn ngành học dựa vào 3 yếu tố : sở thích-khả năng-cơ hội nghề nghiệp để định cư, và chọn bậc học tùy thuộc vào tài chính và sức học của bạn, là bạn có thể đạt được kết quả tối ưu nhất
– Học Master và các bậc cao hơn : tùy vào sức học và khả năng tài chính của bản thân mà các bạn chọn hướng này. Benefits là học xong có nhiều chương trình cho apply PR processing khoảng 18 tháng của tỉnh bang mà không cần job offer. Bù lại Drawbacks là chi phí ban đầu học rất cao $50,000~60,000/2 năm học, yêu cầu đầu vào cao IELTS 7.0 và học cũng khó, ra trường hơi khó kiếm việc với tấm bằng Master nếu chưa có kinh nghiệm làm việc và/hoặc bị overqualified. Ai hợp hướng nghiên cứu làm phòng lab và ngắm số liệu thì hẵng theo, tính đường dài khi thăng tiến thì mới cần Master. Các bạn làm giỏi và công ty tốt thì họ sẽ cho cả tiền học để bạn học lên Master và làm tiếp cho họ 2~3 năm tùy thỏa thuận. Nếu không muốn phụ thuộc thì khi có PR bạn có thể mượn tiền hỗ trợ từ tỉnh bang để đi học rồi trả góp từ từ
– Học University 4 năm và College 3 năm : ngoại trừ cái lợi có học kỳ Internships hay co-ops giúp bạn thực tập và tạo Networking ra thì mình thấy khá nhiều bất lợi cho phần đông các bạn ở Vietnam xin đi học : chi phí cao, thời gian học dài nên dễ rớt visa, bạn nào mà trên 30 tuổi mới chọn hướng đi du học như mình để lấy PR thì không nên đi hướng này, câu chuyện bằng Đại học hay Cao đẳng ở Canada nó khác vì 2 hướng đào tạo này đều tốt cả, có điều bạn phải chọn cái phù hợp với bản thân chứ không phải do những định kiến xã hội.
– Học Post Grad 1 năm : nếu chỉ học cái này thì work permit chỉ được cấp 1 năm bạn sẽ khó có job lấy 1 year Canadian Experience và ít cơ hội nộp định cư cũng như không đủ time đi làm gỡ vốn học phí đã bỏ ra. Ngoài ra, mình cho rằng việc học luôn chương trình Post Grad này là lựa chọn không hay vì : Certificate 1 year khó đi xin việc như Diploma 2 year của College dù cho bạn học 2 chương trình Post Grad để lấy Work Permit 3 năm đi chăng nữa. Mấy bạn ở VN thì vẫn còn nặng cái danh xưng Đại học-Cao đẳng với Sau Đại học hay Cao học gì lắm ahihi Post Grad chỉ là Certificate chứ chả phải Sau Đại học gì ráo, theo tiêu chuẩn của Canada thì thấp hơn nhiều so với Diploma. Hình dung giống như bạn học Khóa chứng chỉ kế toán 8 tháng của một trung tâm nào đấy mở ra so với học Cao đẳng Tài chính kế toán 2 năm vậy. Những trường hợp mình biết mà chọn học Post Grad 1 năm rồi apply có PR Canada luôn thì phần nhiều profile đều là : trẻ dưới 30 tuổi độc thân, IELTS 7~8.0, có bằng cấp từ Úc hoặc Anh hoặc Mỹ, đã có 3 năm làm việc quốc tế. Bạn nào English level thấp và chỉ có bằng Đại học ở Việt Nam hoặc/và đã có gia đình và trên 30 tuổi thì khó có thể cạnh tranh với những profile như vầy trong Express Entry Pool lấy PR ở Canada
– College 2 năm : năm 2016 mình đã chọn học bậc này ra trường lấy work permit và job offer rồi làm đủ 1 năm kinh nghiệm Canada là nộp lấy PR cho cả nhà, vì chi phí đầu tư thấp, $30,000/2 năm học phí, nhu cầu lao động của employers với nhóm này cực kỳ cao đặc biệt là nhóm ngành STEM, liên bang và tỉnh bang cũng có nhiều chương trình ưu ái cho nhóm ngành này hơn là các ngành Arts & Business, nếu bạn chịu khó tập trung xây dựng bản thân trong quá trình học thì hầu như ai tốt nghiệp ra đều có việc ngay. Trung bình một nhà máy thuê 1 ông kỹ sư tốt nghiệp University thì phải thuê tới 5 ông College, các chương trình định cư của Canada cũng cần lao động nhóm làm tay nghề nhiều trong các lĩnh vực xây dựng, sửa chữa xe, điện tử viễn thông..v..v..và đầu bếp. Có một điều quan trọng các bạn nên biết khi tìm hiểu về cuộc sống Canada là chính phủ họ rất xiết trong các ngành liên quan đến Giáo dục-Y tế và sức khỏe-Luật và bất động sản, nên nếu muốn học và làm các nghề này để định cư, e là sẽ hơi khó và vất vả cho bạn trong quá trình học thi License cũng như một số điều luật chỉ cho người có PR & Citizenship mới có thể làm được như Real Estate Agent chẳng hạn
Chọn chương trình học phù hợp rồi thì bạn hãy chọn tiếp ngành học thật chín chắn, đừng nghe người này nói người kia rủ mà phóng lao thì trừ phi nhà bạn có dư tiền, hoặc bạn còn trẻ có nhiều thời gian để trải nghiệm, còn lại mình thấy toàn kết quả ê chề. Trước tiên bạn phải thật sự biết được :
- Bạn muốn gì? Cần PR định cư cho cả gia đình hay sống theo lý tưởng.
- Tố chất con người bạn phù hợp với ngành nghề gì? Bỏ qua cái bạn thích đi, vì thích thì nhiều lắm nhưng khả năng có hạn. Như mình cũng thích học và làm IT vì lương cao lắm, nhưng trí nhớ, sự thông minh, và tư duy thuật toán có hạn nên cũng không thể chịu nổi áp lực và stress phải ngồi cả ngày lẫn đêm trên máy tính viết code lập trình này nọ.
- Khả năng của bạn có phù hợp với các công việc ở Canada không? Ví dụ như nhiều bạn thích làm kinh doanh hay Marketing mà tiếng Anh chưa tốt chẳng hạn, nói ai nghe để hiểu mà thuyết phục họ. Hoặc những ngành nghề quá đặc biệt liên quan đến năng khiếu tài năng như vẽ, nhảy, đàn hát, diễn viên và kịch nghệ nếu mục tiêu gia đình bạn là lấy PR thì cũng không nên học.
- Đặc biệt dành cho các bạn trên 30 tuổi và/hoặc đã có gia đình con cái : lựa chọn an toàn là học lại ngành/việc mà bản thân đã hiểu biết và làm qua. Việc bạn học ở Canada chỉ là nạp thêm Từ vựng chuyên ngành, các tiêu chuẩn và cách làm việc. Còn nguyên lý và các phần râu ria khác bạn hầu như đã biết qua hơn 80% rồi. Cái lợi là việc học của bạn sẽ nhàn hơn có nhiều thời gian đi làm part time để cover living cost, đạt kết quả tốt hơn, ra trường đi làm cũng dễ lấy Experience từ Việt Nam để reference hơn. Ví dụ như ông anh người quen mình học Điện tử ở Đh Bách Khoa, quyết định đi học lại vào năm 42 tuổi, nên chọn học lại Industrial Electrician ra trường có job ngay, giờ cũng đang Processing sắp có PR rồi. Ở Canada thích cái đi làm trong Resume không ghi Tuổi, Tình trạng hôn nhân, Hình thẻ để HR chỉ focus vào năng lực của bạn mà chọn ứng viên
- Khi có PR rồi mà bạn còn sức thích học lại cũng nhẹ gánh hơn vì học phí chỉ bằng 1/3 so với international students chưa kể được tỉnh bang hỗ trợ tiền học và cho vay học phí. Đường có đi mới đến, there’s a will there’s a way mà ha
Tóm lại, xác định bạn cần gì và muốn gì phù hợp với gia đình và bản thân là điều tiên quyết vì đi di cư khi có con, dĩ nhiên nó không dễ dàng như các bạn trẻ <30 tuổi còn độc thân, nước nào cũng được miễn sao có benefits cho con cái và có các chương trình dễ định cư mà bản thân bạn đáp ứng được là tiến hành đi, vì cơ hội không đến nhiều lần. Bạn cần phải suy nghĩ sâu nhiều ngày trước khi dấn thân vào con đường định cư này : sẽ mất nhiều công sức và tốn kém, nhưng mình quả quyết với các bạn rằng thành quả có được sẽ giá trị không gì có thể so sánh được. Mỗi lần mình thất bại hay nản chí, mình hay nghĩ về những lợi ích mà gia đình và con cái mình sẽ đạt được, và cứ thế kiên trì tiếp tục, dần dần mọi việc đều ổn thỏa, những gì gia đình mình mưu cầu : thẻ PR cho cả gia đình và một ngôi nhà nhỏ ở Canada cho gia đình sống yên ổn sau 4 năm cày bừa, một công việc yêu thích, các con được học hành miễn phí và chơi đùa trong môi trường tốt. Vậy là quá đủ đầy mình không mong gì hơn.
P.S. : Bài chia sẻ dựa trên quan điểm cá nhân và trải nghiệm của anh Lê Hùng Phi hiện đang định cư tại Canada để các bạn tham khảo, nếu hợp thì tốt nếu không hợp thì bỏ qua nha đừng căng thẳng quá. Hình trên trong bài là thác Niagara giáp biên giới mình chụp hồi mới chân ướt chân ráo qua, thác bên trái của Mỹ thác bên phải của Canada. Tàu du lịch 2 nước cứ thay phiên nhau đưa du khách vào tham quan thác móng ngựa của Canada vì trộm vía nó hùng vĩ. Người tích cực sẽ nhìn thấy cơ hội trong khó khăn và tìm cách làm tốt, kẻ không muốn luôn tìm lý do gây khó khăn rồi chùn bước. Chúc các bạn thành công
SSDH Team