Bí quyết xin học bổng du học Mỹ

0

SSDH – Bước đầu tiên của quá trình săn học bổng là bạn cần xác định được trường, ngành học bạn yêu thích và mong muốn theo học. Tiếp theo cần chuẩn bị hồ sơ với đầy đủ giấy tờ và một sơ yếu lý lịch đầy đủ chi tiết nêu bật khả năng, tính cách của bạn nhất có thể.

 

Quá trình chuẩn bị cho kế hoạch du học – học bổng nên bắt đầu càng sớm càng tốt, lưu ý rằng bạn cần chuẩn bị trước 2 năm cho việc lập kế hoạch và hoàn thiện hồ sơ năng lực xin học bổng củng cố GPA, thi chứng chỉ, “thu gom giải thưởng”, tham gia hoạt động ngoại khóa, làm đẹp CV,…) và  một năm trước thời điểm bắt đầu khóa học để lựa chọn ngành, trường, tìm hiểu học bổng, chuẩn bị giấy tờ và nộp hồ sơ sớm.

 

Bí quyết xin học bổng du học Mỹ

 

Lập kế hoạch xây dựng hồ sơ năng lực

 

Đây là giai đoạn thường bị các ứng viên “bỏ quên” hoặc thực hiện không khoa học, đồng bộ nên đến khi cần nộp hồ sơ thì xảy ra rất nhiều trường hợp: GPA không đủ, chưa kịp thi chứng chỉ hoặc kịp thi nhưng vì vội vàng nên điểm không cao, hồ sơ CV không có điểm nhấn, …. Vậy EduViet sẽ tư vấn cùng lập 1 kế hoạch khả thi ngay từ khi bạn học lớp 10,11 hoặc đầu lớp 12.

 

Hoàn thiện hồ sơ

 

Đây là công đoạn đòi hỏi sự công phu và cẩn trọng tuyệt đối. Bất kì sai sót nào trong hồ sơ cũng có thể khiến học sinh bị “out” ngay lập tức, đặc biệt là tránh làm giả các thông tin, giấy tờ đính kèm trong hồ sơ gửi cho trường.

 

Những yếu tố quyết định cho sự thành công của một hồ sơ xin học bổng bao gồm: Một là, thông tin đưa ra phải thuyết phục, logic và có sự gắn kết. Hai là, học sinh phải chứng minh được cho Hội đồng tuyển sinh thấy những khả năng, tính cách của bạn hoàn toàn phù hợp với chương trình đào tạo và môi trường học của họ. Hay nói cách khác, hãy chứng minh rằng bạn là người xứng đáng được học bổng vì bạn là người phù hợp với nó chứ không phải vì bạn là người giỏi nên họ phải chọn bạn.

 

Lấy ví dụ, một bộ hồ sơ xin học bổng bậc đại học tại Mỹ đầy đủ sẽ có: đơn xin nhập học, bảng điểm từ lớp 9 – 12, chứng chỉ tiếng anh, SAT, bảng tự thuật cá nhân về điểm mạnh và điểm yếu của mình, ít nhất 2 thư giới thiệu và bài luận (essays). Trong đó, bài luận cần được đầu tư nhiều nhất. Một bộ hồ sơ sau đại học thường có bảng điểm, bằng, chứng chỉ ngoại ngữ, các chứng chỉ yêu cầu khác như GRE, GMAT (sau đại học) thư giới thiệu (LOR), đề cương nghiên cứu (research proposal) hoặc định hướng nghiên cứu (SOP), bản khai của trường bạn dự định nộp hồ sơ và hồ sơ xin học bổng. Tất cả các giấy tờ đính kèm trong hồ sơ phải thật logic, tránh việc các thông tin không khớp hay sai lệch, độ rủi ro sẽ rất lớn.

 

Gửi và theo dõi hồ sơ

 

Các chuyên gia sẽ giúp bạn kiểm tra kĩ càng hồ sơ trước khi gửi và sẽ lựa chọn cho bạn thời điểm nộp hồ sơ phù hợp nhất. Hồ sơ nên được gửi đến trường trước deadline sớm hơn khoảng 2 tuần – tức là không quá sớm và không quá muộn.

 

Bên cạnh đó, việc follow-up (theo dõi) thường xuyên theo dõi tình trạng hồ sơ sau khi hồ sơ đã gửi đi cũng là một yếu tố “ẩn” nhưng lại có tầm quan trọng không nhỏ. Thứ nhất, việc bạn thể hiện sự quan tâm của mình đối với hồ sơ được gửi đi sẽ khiến Hội đồng tuyển sinh tin rằng bạn hoàn toàn tự tin với hồ sơ của mình. Chưa kể, thực tế còn cho thấy nhiều học sinh trong quá trình trao đổi với trường còn được hưởng nhiều khoản ưu đãi lớn hơn đáng kể so với dự định ban đầu.

 

Đối với nhiều bạn đã từng được học bổng đi Mỹ, họ cũng chỉ ra rằng liên hệ với các giáo sư trước và sau khi nộp hồ là điều hết cần thiết. Bạn nên nhớ các giáo sư có thể cho bạn biết rất nhiều thông tin nóng hổi và tư vấn cho bạn.

 

Đặc biệt, việc theo dõi tình trạng hồ sơ còn giúp học sinh sớm phát hiện sớm nếu không may hồ sơ bị thất lạc, …

 

Thục Uyên (SSDH) – Theo Atlantic

 

Share.

Leave A Reply