Các dạng công việc ở Canada

0

Sẵn sàng du học – Bạn đã biết hết các dạng công việc ở Canada, hy vọng vài dòng dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn một ít hiểu biết căn bản khi đi làm tại Canada.

lam-viec-tai-canada

Tính theo thời gian:

– Full-time: toàn thời gian, có nghĩa là làm ít nhất 8 tiếng một ngày và 5 ngày một tuần . Tổng số thời gian làm việc là khoảng 40 tiếng đồng hồ một tuần . Có những người làm full-time theo ca. Họ sẽ làm một ngày 12 tiếng chẳng hạn nhưng chỉ làm 3-4 ngày trong một tuần (y tá, cảnh sát, thợ máy, thợ mỏ …) . Khi số giờ đủ hay gần 40 thì họ cũng là làm full-time.

– Part-time: bán thời gian, có nghĩa là làm ít hơn số thời gian quy định full-time (40 tiếng/tuần). Part-time có thể là chỉ 20 tiếng 1 tuần, nhiều hơn hay ít hơn phụ thuộc vào nhu cầu của chủ thuê .

Tính theo hợp đồng:

– Casual: tạm dịch là công nhật, có nghĩa là công việc không ổn định, giờ giấc bất thường có người gọi mới đi làm. Ví dụ: làm tạp vụ, phục vụ các events, dọn tuyết, phụ việc lặt vặt, thợ hồ, thuỷ thủ tàu cá, ngư phủ, phụ hồ …

– Contract: hợp đồng có thời hạn . Ví dụ chủ thuê mình làm full-time (hay part-time) sáu tháng, một năm… sẽ ghi rõ trong thông báo tuyển dụng. Contact thường là công việc cho những dự án (project) có thời hạn, ví dụ như những công trình xây dựng. Contract cũng có thể là làm trám chỗ cho một nhân viên nghỉ bệnh, nghỉ sinh … trong một khoảng thời gian nào đó.

– Permanent: làm hoài. Có nghĩa là được chủ nhận vào biên chế chính thức , sẽ làm hoài cho tới khi công việc đó không còn nữa. Trường hợp mất việc chỉ xảy ra khi hãng làm ăn thua lỗ, không đủ trả tiền lương buộc phải sa thải bớt công nhân. Phần lớn những người dân Canada khi đi làm, thì tìm những công việc loại này. Permanent job còn gắn liền với phúc lợi y tế khác như tiền hưu, bảo hiểm y tế (trả tiền thuốc, khám răng, mắt kiếng…). Nếu làm full-time trong một năm, khi bị sa thải (lay-off), thì có thể được nhận bảo hiểm thất nghiệp bằng 55% mức lương trước khi trừ thuế.

Luật lao động của Canada bảo vệ công nhân cho nên các chủ hãng không có quyền tự động sa thải công nhân rồi mướn người mới như ở Việt Nam, China. Khi hãng có công việc trở lại thì chủ hãng phải kêu những công nhân mình lay off đi làm trở lại và trả họ mức lương cân xứng. Lương công nhân, làm cùng 1 công việc mỗi năm đều tăng theo luật. Ví dụ, 1 anh đứng máy dập, lúc đầu lãnh 14$/giờ.

Sau 3 năm, cũng làm công việc như vậy nhưng lương sẽ tăng thành 17$ . Hãng không có quyền layoff anh này, thay bằng một anh trẻ hơn, khoẻ hơn mà chỉ trả có 14$. Các bạn, nếu đi máy bay sẽ thấy rằng các tiếp viên hàng không của VN, China… đều trẻ măng khoảng 20 tuổi nhưng các hãng Canada, US… nhiều người khoảng 40-50 tuổi mà vẫn làm việc như thường. Trong các ngành nghề, hãng xưởng ở Canada bạn cũng sẽ thấy những hình ảnh tương tự này vì đó là vì LUẬT LAO ĐỘNG và CÔNG ĐOÀN ở đây không cho chủ hãng vắt chanh bỏ vỏ.

Công việc tự do: Self employed. là những công việc do mình tự tạo ra ví dụ bán bảo hiểm, làm nails, bán nhà, thợ sửa khoá, thợ điện, sửa ống nước … Đây là dạng lời ăn lỗ chịu.

Employment Agency – Công ty môi giới: Nghĩa là các công ty trung gian, chuyên cung cấp lao động cho các hãng xưởng . Khi thất nghiệp, bạn ghi danh ở các công ty này. Họ giới thiệu việc làm cho bạn nhưng sẽ ăn hoa hồng trên tiền lương của bạn một lần hay hoài hoài . Ví dụ: Bạn được công ty ViNaCo giới thiệu cho làm hãng Aladin. Bạn vẫn đến hãng Aladin làm bên cạnh các công nhân khác của chính hãng Aladin mỗi ngày.

Thế nhưng trên giấy tờ bạn vẫn là làm cho ViNaCo và lương bạn lãnh vẫn là từ ViNaCo ra. Đó là do tiền lương bạn Aladin đã trả cho ViNaCo rồi . Làm việc cho những cai thầu agency thì những người Canada ít ai làm vì bản thân họ đã tự động tìm việc trực tiếp được rồi và cũng không ai ưa chuyện bị ăn trên đầu.


Tôi nhắc nhở các bạn nào ở VN muốn qua Canada làm: Bên này không có diện lao động tay chân. Nếu các bạn phải chung chi tiền từ VN để sang “hợp tác lao động” làm farm, trồng nấm … tức là các bạn tự nguyện đút cổ vào tròng . Luật lao động Canada không có chuyện người đi làm công phải trả tiền cho chủ cũng không cho chủ bán job ra nước ngoài . Hãy coi chừng các “employment agency” của chủ tây … ninh . Sau lưng nó là cả đám việt gian bán nước.

Vấn đề thuế má và việc làm: Hễ đi làm có tiền thu nhập (gọi là income) là phải đóng thuế cho chính phủ gọi là income tax, nghĩa là thuế thu nhập . Nếu mình làm cho một người chủ (tiệm, hãng xưởng…) thì tiền thuế bị trừ đứt ngay trên lương mình mỗi kỳ và các con số thuế, lương… đều lưu trữ trong computer của chính phủ. Lương thấp thì thuế thấp, lương cao thì thuế cao.

Mỗi cuối năm, mỗi người ở Canada đều khai thuế với chính phủ. Sở thuế của chính phủ gọi là Canada Revenue sẽ xét đơn khai thuế của mình. Nếu thấy mình thu nhập ít mà bị trừ thuế quá nhiều thì trả lại cho mình một khoản tiền gọi là tax return nghĩa là tiền hoàn thuế.

Còn nếu chính phủ thấy mình thu nhập cao mà trừ thuế chưa đủ thì sẽ tống cho mình một cái biên lai bắt trả thuế tiếp . Những người kinh doanh tự do thì phải tự khai thuế . Sở thuế theo dõi và kiểm tra xem họ có khai thật không để điều chỉnh mức thuế cho họ.

by Lunxit Bactero

Thái Hải (SSDH) – Theo Báo Canada

Share.

Leave A Reply