Các phương pháp đánh giá của nền giáo dục Úc

0

Sẵn sàng du học – Du học Úc cũng như một số nước khác, đều có đủ chuyên ngành đào tạo từ cấp thấp đến cấp cao. Tuy nhiên, dù bậc học nào vẫn có sự liên kết chặt chẽ giữa nhà trường và du học sinh.

Tại các trường Đại học:

Các lớp học tại trường đại học Úc sẽ kết hợp giữa lớp học giảng đường và lớp học phụ đạo. Mỗi buổi học giảng đường có thể có tới 200 sinh viên từ những khóa học khác nhau trong cùng một chuyên ngành tham dự. Lớp học phụ đạo có sĩ số nhỏ hơn với khoảng 30 sinh viên. Trong lớp học phụ đạo, sinh viên sẽ thảo luận với nhau và với giảng viên về những thông tin được cung cấp trong lớp học giảng đường. Sinh viên du học Úc cần tham gia tất cả các tiết học trên giảng đường để có thể hiểu và đóng góp ý kiến trong các cuộc thảo luận tại lớp học phụ đạo.

Tại trường dạy nghề:

Lớp học giảng đường và lớp học phụ đạo thường được kết hợp với nhau. Điều này có nghĩa là việc thuyết trình thông tin và thảo luận sẽ diễn ra cùng lúc. Các lớp học dạy nghề thường có sĩ số ít hơn so với lớp học ở trường đại học.

Tại các trường phổ thông và cơ sở đào tạo Anh ngữ:

Các lớp học có sĩ số tối đa khoảng 30 học sinh. Giáo viên sẽ khuyến khích học sinh tham gia đóng góp vào các cuộc thảo luận trên lớp.

Tìm hiểu phương pháp đánh giá theo từng khóa học

cac-phuong-phap-danh-gia-du-hoc-sinh-cua-nen-giao-duc-uc 2

Với khóa tiếng anh dành cho học sinh quốc tế (ELICOS)

Các khóa học tiếng Anh tại Úc thường có sỹ số lớp nhỏ, chỉ khoảng 20-22 sinh viên/1 lớp. Tỷ lệ giáo viên/học sinh không quá 1/14.

Trước khi tham gia khóa học tiếng Anh, sinh viên sẽ được làm bài kiểm tra đầu vào để đánh giá trình độ và được xếp lớp học phù hợp.

Mỗi khóa học sẽ kéo dài trong khoảng 10 tuần. Nếu sinh viên thiếu điểm IELTS so với điều kiện du học Úc của trường, cứ thiếu 0,5 điểm IELTS, sinh viên thường sẽ phải học 10 tuần tiếng Anh.

Kết quả cuối khóa được đánh giá dựa vào điểm thành phần trên lớp và các hoạt động ngoại khóa.

Kết thúc mỗi khóa học, sinh viên sẽ được cấp chứng chỉ của khóa học đã tham gia.

Với bậc đại học

Các trường đại học của Úc thường tổ chức lớp học theo hình thức kết hợp giữa học trên giảng đường (Lecture) và hình thức các lớp học nhỏ (Tutorial). Nếu số lượng sinh viên trên các giảng đường có thể lên đến 200 sinh viên đến từ nhiều khoa khác nhau, thì các lớp học tutorial chỉ có khoảng 8- 15 sinh viên/1 lớp. Tại đây, sinh viên du học Úc sẽ có nhiều cơ hội để thực hành hay thảo luận những vấn đề còn khúc mắc với giảng viên/trợ giảng và các sinh viên khác trong lớp.

Những lớp học nhỏ như thế này rất quan trọng. Một số môn học yêu cầu sinh viên phải tham gia cả lecture và tutorial, nếu không sinh viên đó sẽ bị đánh trượt cả môn học.

Kết quả của mỗi môn học thông thường được tính dựa vào các điểm thành phần như: viết bài luận, bài thuyết trình, bài tập nhóm, sự chuyên cần, kết quả thi và sự tham gia đóng góp của bạn vào các bài học trên lớp… Mỗi môn học sẽ có cách tính điểm khác nhau nhưng kết quả cuối kỳ được đánh giá theo sự thể hiện của sinh viên trong suốt cả học kỳ chứ không dựa vào kết quả của bài thi cuối kỳ. Do đó, sinh viên vẫn có cơ hội “gỡ” điểm kể cả trong trường hợp kết quả bài thi cuối kỳ không tốt.

Dưới đây là thang điểm đánh giá kết quả học tập dành cho sinh viên du học Úc bậc đại học:

Xuất sắc: từ 80% – 100%

Giỏi: từ 70% – 79%

Khá: từ 60% – 69%

Trung bình: từ 50% – 59%

Trượt: dưới 50%

Điểm tổng kết khóa học của học sinh sẽ dựa trên kết quả các bài tập (viết và/hoặc thực hành, tùy theo từng khóa học), bài kiểm tra, tham gia thảo luận trên lớp học, thời gian đến lớp và các bài tập nhóm.

Tại các trường dạy nghề, sinh viên du học Úc có thể được đánh giá liên tục trong cả năm, vào cuối mỗi học kỳ và/hoặc năm học.

Một hội đồng sẽ đánh giá chất lượng luận án nghiên cứu cao học của sinh viên. Sinh viên có thể phải thi vấn đáp để bảo vệ luận án của mình.

5 nhược điểm trong phương pháp đánh giá của hệ thống giáo dục Úc

1. Đánh giá trực tuyến

Công cụ đánh giá trực tuyến có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra trong quá trình vận dụng kỹ thuật đánh giá này.

Ví như, liệu đánh giá trực tuyến có đảm bảo đánh giá được khả năng tư duy sáng tạo, tư duy trừu tượng; khả năng lập luận, suy lý và phán đoán lôgic, hay chỉ đánh giá được khả năng ghi nhớ và tái nhận thông tin? …

Liệu quy trình công nghệ mang tính nguyên tắc chặt chẽ có đảm bảo cơ hội để sinh viên du học Úc thể hiện toàn bộ những tri thức, kỹ năng của mình? Liệu hệ thống đánh giá được xác lập trực tuyến có đủ tinh tế để nhận diện năng lực hành động thực sự của sinh viên?

Vấn đề cơ bản trong đánh giá lớp đông là đảm bảo hiệu quả định hướng học tập cho sinh viên trong những điều kiện hết sức hạn chế về thời gian và lượng thông tin phản hồi đối với sinh viên.

Trong nhiều môn học, tính chất tái nhận của phương thức đánh giá dựa vào câu hỏi trắc nghiệm đã kích thích xu hướng học tập ghi nhớ hình thức ở sinh viên. Điều này hoàn toàn đi ngược lại với mục tiêu đánh giá trong hệ thống giáo dục ĐH Úc.

2. Lớp đông

Lớp đông là một trở ngại lớn đối với những tương tác trực tiếp giữa giảng viên với cá nhân du học sinh Úc. Điều này khiến cho những thông tin phản hồi của giảng viên đối với sinh viên bị hạn chế. Một trong những giải pháp để tăng cường thông tin phản hồi đối với sinh viên trong quá trình đánh giá đó là sử dụng thư điện tử và mạng thông tin.

Tuy nhiên, giải pháp này lại không hiệu quả về mặt thời gian, đồng thời những thông tin phản hồi qua thư điện tử không thể chi tiết và đầy đủ như thông tin trực tiếp giữa giảng viên với sinh viên.

3. Đánh giá nhóm

Khi các kỹ năng tương tác, hợp tác và làm việc nhóm được yêu cầu đánh giá, việc thiết kế các hoạt động nhóm và phương thức đánh giá nhóm trở thành đòi hỏi có tính bắt buộc. Tuy nhiên, không ít những bất cập lại nảy sinh trong chính phương thức đánh giá này.

Theo quan điểm của không ít sinh viên, làm việc nhóm trong môi trường lao động hoàn toàn khác với làm việc nhóm trong môi trường học tập.

Hơn thế nữa, đến bậc ĐH, nhiều sinh viên du học Úc đã hình thành cho mình thói quen làm việc độc lập với tài liệu, điều này khiến họ cảm thấy những cuộc tranh luận và thuyết phục lẫn nhau chỉ là sự lãng phí thời gian.

Vì những lý do này, nhiều sinh viên thường tỏ ra thờ ơ với các hoạt động nhóm. Do vậy, những đánh giá nhóm không phải lúc nào cũng phản ánh đúng vấn đề cần đánh giá.

Việc đánh giá cá nhân thành viên trên cơ sở hiệu quả hoạt động chung của nhóm đã tạo ra không ít những bất cập. Nhiều cá nhân thành viên cho rằng, sự tham gia của mình trong nhóm chưa được đánh giá đúng mức. Bên cạnh đó, cách đánh giá này đôi khi còn kích thích tính ỷ lại cả một số sinh viên có visa du học Úc.

4. Ngăn chặn hiện tượng “đạo văn”

Chưa có những thống kê thực tế để khẳng định một cách chắc chắn về sự gia tăng của hiện tượng “đạo văn” trong các trường ĐH ở Australia. Song cảm nhận về sự phổ biến của hiện tượng này đã được chia sẻ bởi nhiều giảng viên và sinh viên du học Úc.

Các trường ĐH đã nhanh chóng vào cuộc; nhiều quy định, hướng dẫn được ban hành; các phần mềm kiểm tra và phát hiện được sử dụng. Tuy nhiên, vẫn còn đó những nguyên nhân tiềm ẩn của hiện tượng này.

Phát triển các nguồn dữ liệu trực tuyến là đòi hỏi tất yếu đối với các trường ĐH hiện nay. Tuy nhiên, chính sự sẵn có và thuận tiện của những nguồn tài liệu này lại tạo điều kiện thuận lợi cho những hành vi “đạo văn”. Chỉ cần tải các tài liệu xuống, sau đó với các thao tác copy giản đơn, sinh viên đã hoàn tất bài tập của mình.

Rất nhiều sinh viên hiện nay phải chịu sức ép rất lớn của áp lực thành công trong học tập. Bên cạnh đó, nhiều sinh viên giành quá nhiều thời gian cho việc làm thêm. Khi thời gian và khả năng không ủng hộ cho những tham vọng, “đạo văn” trở thành cứu cánh đối với không ít trong số họ.

5. Thích nghi hoá sinh viên quốc tế với hệ thống đánh giá bản địa

Không chỉ đối mặt với những khó khăn về ngôn ngữ, nhiều sinh viên quốc tế còn xa lạ với các phương thức đánh giá trong các trường ĐH ở Australia. Vì vậy, tạo điều kiện để các sinh viên quốc tế thích nghi với các phương thức và hệ thống đánh giá trong môi trường học tập mới luôn là vấn đề được đặt ra đối vứi các trường ĐH ở Australia hiện nay.

Mách nhỏ bạn các mẹo để đạt kết quả cao khi học tập tại Úc

1. Học tập có tổ chức:

Vượt qua các kì thi cuối kì chính là minh chứng cho kết quả và cách bạn tổ chức kế hoạch học tập cá nhân tốt như thế nào từ ngày đầu tiên đi học trong đó bao gồm cả việc đi học đầy đủ. Việc giữ tổ chức quả không hề đơn giản vì vậy tốt nhất là nên bắt đầu với những điều cơ bản ví dụ như đảm bảo việc sử dụng một máy tính duy nhất trong suốt học kì và đảm bảo giáo trình học cho từng môn học, lớp học cụ thể. Chắc chắn rằng bạn đã ghi chép đầy đủ những thời hạn cần chú ý vào trong nhật kí cá nhân và phân bổ thời gian học phù hợp cho từng môn học và bài kiểm tra đánh giá., đặc biệt là trong suốt thời kì đỉnh điểm khi bạn phải ưu tiên cho việc thi đua trong học tập.

2. Hãy đưa ra những câu hỏi khi bạn cần sự giúp đỡ

Phong cách giảng dạy tại các cơ sở đào tạo tại Úc khác biệt cới những gì bạn trải qua tại đất nước của bạn và điều này sẽ khiến bạn mất một thời gian để điều chỉnh. Nếu bạn cảm thấy việc học tập gặp nhiều khó khăn hãy nêu những quan ngại của bạn với giảng viên hoặc cố vấn học tập hoặc tìm kiếm sự trợ giúp từ cơ quan hỗ trợ học vấn của trường. Nếu bạn cảm thấy bài thi khó hay không hiểu rõ những vấn đề được thảo luận tại lớp học, bạn nên đưa ra những câu hỏi ngay khi có thể trước khi kì thi tới. Điều này còn có thể áp dụng cho những vấn đề ngoài học tập – nếu bạn gặp rắc rối với cuộc sống cá nhân, tài chính hay nhà ở, hãy liên lạc với bộ phận hỗ trợ sinh viên du học Úc của trường.

3. Cân bằng giữa học hành và công tác xã hội

Ngoài việc đi học đầy đủ và tự tự học, bạn nên dành thời gian cho các hoạt động xã hội-dành thời gian với những người bạn mới, sắp xếp các cuộc gọi hoặc chat Skype với gia đình hoặc dành thời gian đi chơi khám phá thành phố mới. Khi thời gian thi cử tới, hãy lên kế hoạch học tập cụ thể tốt nhất cho bạn – thời điểm học hiệu quả nhất trong ngày, nơi bạn muốn ngồi học (ở nhà, ở trường hay ở trên bãi biển) và tần suất nghỉ giải lao. Nếu bạn có một công việc làm thêm, bạn cần đảm bảo rằng thời gian làm việc của bạn không ảnh hưởng tiêu cực tới việc học hành của bạn hay choán hết thời gian rảnh rỗi.

4. Tìm kiếm những cơ hội hoạt động ngoại khóa tại trường

Bất kể bạn là sinh viên du học Úc mới hay sinh viên năm cuối, bạn cần đảm bảo chú ý tới các hoạt động ngoại khóa tại trường. Các hoạt động này bao gồm các nhóm sinh viên hoạt động theo sở thích (tất cả mọi sở thích từ nhiếp ảnh cho tới chơi cờ vua hay leo núi), câu lạc bộ thể thao và câu lạc bộ xã hội dành cho sinh viên quốc tế. Các hoạt động trong trường học sẽ giúp gia tăng kinh nghiệm của bạn trong thời gian du học Úc. Nếu bạn muốn tham gia một cái gì đó liên quan tới khóa học, hãy liên lạc với cố vấn học tập để biết thêm thông tin sẵn có. Ví dụ, các sinh viên quản lý sự kiện có thể tham gia câu lạc bộ quản trị của khoa, trong khi đó sinh viên chính trị có thể tham gia các cuộc bầu cử dành cho sinh viên.

5. Sinh hoạt lành mạnh

Ăn uống hợp lý và lành mạnh là một yếu tố rất quan trọng. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng một chế độ ăn uống lành mạnh và một lối sống lành mạnh có thể làm tăng cường trí nhớ (điều này rất hữu ích cho các kì thi) và giúp tăng cường sức khỏe. Để có kết quả học tập tốt bạn cần một sức khỏe đảm bảo. Nếu bạn eo hẹp về ngân sách thì không nên cho rằng những bữa ăn dinh dưỡng không rẻ như thức ăn nhanh. Bí quyết là hãy tới các chợ thực phẩm tươi sống, các cửa hàng thực phẩm đại lý và tận dụng các chương trình giảm giá tại siêu thị. Nếu bạn ăn bữa trưa ở trường nên lựa chọn những bữa trưa đủ dinh dưỡng nhất có thể.

Theo Kênh du học

Share.

Leave A Reply