Châu Á: Sinh viên tại quốc gia nào được tiêm vaccine để trở lại trường?

0

SSDH – Các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á hiện đang đối mặt với một đợt bùng nổ COVID -19 mới, đợt nghiêm trọng nhất từ đó đến giờ đối với một số quốc gia. Hiện các trường đang cân nhắc tiêm vaccine cho sinh viên để có thể hoạt động trở lại sau một năm trì hoãn.

chau a-tiem-vacxin-de-tro-lai-truong

 

Ấn Độ

Ấn Độ là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất, với số lượng ca tăng lên một cách chóng mặt và sự quá tải của hệ thống y tế. Tuy nhiên, gần đây chính phủ Ấn Độ đã cho phép chính quyền địa phương tiêm vaccine cho bất kỳ ai trên 18 tuổi, mà trước đó chỉ có những nhân viên tuyến đầu và người trên 45 tuổi mới được tiêm.

Bang Maharashtra, nơi COVID-19 đang hoành hành hàng tháng trời, dự định sẽ tiêm vaccine cho 370,000 sinh viên từ 18-25. Việc tiêm vaccine sẽ được thực hiện tại chính các trường đại học để “tránh việc chen lấn tại các trung tâm tiêm chủng.” Lý do sâu xa hơn là để đảm bảo tiến độ thực hiện kịp với năm học mới.

Nhân cơ hội này, hàng nghìn sinh viên có dự định đi du học cũng tranh thủ đi tiêm vaccine.

Trung Quốc

Trung Quốc hiện không ‘làm quá’ việc tiêm vaccine, bởi vì đã kiểm soát thành công các đợt dịch COVID-19 từ năm ngoái. Tuy nhiên, sinh viên có dự định đi du học đang được ưu tiên tiêm vaccine tại các thành phố như Thượng Hải, Bắc Kinh, Thâm Quyến.

Tuy nhiên, hiện tại Trung Quốc vẫn cấm sinh viên ngoại quốc nhập cảnh kể cả khi họ đã được tiêm vaccine.

Hồng Kong

Điều kiện tiêm vaccine cũng đã mở rộng ra cho sinh viên. Ngoài ra, hiện ở Hồng Kong còn có vấn đề về niềm tin đối với vaccine Sinopharm của Trung Quốc – với chỉ khoảng 15% dân số của thành phố được tiêm vaccine vào giữa tháng 5.

Chính phủ Hồng Kong nói rằng sinh viên ở khu ký túc xá cần phải được xét nghiệm mỗi 14 ngày, chi phí tự trả, bắt đầu từ tháng 9, nếu họ không đồng ý tiêm vaccine.

Đại học Trung Quốc tại Hồng Kong phát biểu rằng họ sẽ không cho phép sinh viên ở ký túc xá nếu sinh viên chưa được tiêm vaccine từ chối xét nghiệm COVID mỗi 2 tuần. Trường đại học này có khoảng 17,600 sinh viên sống tại ký túc xá.

Bangladesh

Các trường đại học tại Bangladesh đã đóng cửa hơn 14 tháng, khiến cho Thư ký Nội các Khandker Anwarul Islam phải thông báo vào 17/5 rằng chính phủ dự định sẽ tiêm vaccine cho sinh viên trước khi các trước được mở cửa. Tuy nhiên, ông chưa ấn định ngày các trường được phép mở cửa.

Có sinh viên đã đăng ký được tiêm vaccine tại một số trường, nhưng nguồn cung vẫn chưa rõ ràng. Bangladesh hiện nằm trong danh sách COVAX của WHO.

Thái Lan

Anek Laothamatas, bộ trưởng Giáo dục Bậc cao, khoa học, nghiên cứu và cải tiến, nói rằng Thái Lan đang lên kế hoạch tiêm vaccine cho tất cả sinh viên và những ai sống gần các trường đại học.

Ông nhấn mạnh mục đích là để cho phép các trường mở cửa vào học kỳ sau, 14/6. Thái Lan đã phải đóng cửa các trường tại Băng Cốc vào tháng 4 khi dịch COVID bùng nổ với biến chủng B.1.1.7.

Singapore

30% dân số của Singapore đã được tiêm ít nhất một liều vaccine vào giữa tháng 5. Bộ trưởng Y tế và bộ trưởng Giáo dục đã thông báo rằng sinh viên và nhân viên sống tại ký túc xá các trường của những đại học công đã được tiêm vaccine.

Các trường đại học tại Singapore đã bắt đầu tiến hành một vài hoạt động tại trường, với những lớp học giới hạn 50 người. Các bài kiểm tra sẽ được thay đổi định dạng cho phù hợp và được tiến hành tại lớp. Không riêng gì các trường công, mà các trường tư thục hay bất kỳ cơ sở giáo dục nào khác cũng phải tuân theo các quy tắc một cách nghiêm túc.

Philippines

Hiện tại, 17 trường đại học tại Philippines đang được sử dụng làm trung tâm tiêm chủng cho quốc gia. Thậm chí, có một số trường tại Manila đã thiết lập những khu cách ly cho các bệnh nhân COVID-19, và nhân viên tuyến đầu tại những trường này cũng đã được tiêm vaccine dưới dạng nhóm ưu tiên. Đợt bùng dịch lớn nhất của quốc gia này diễn ra tầm giữa tháng 4.

Khoảng 60 trường y khoa tại Philippines cũng đã được xét duyệt thực hiện những lớp dạy trực tiếp, với cơ sở vật chất và giãn cách xã hội phù hợp. Chính phủ phát biểu rằng họ cho phép trường y khoa hoạt động là để đảm bảo quốc gia có đủ bác sĩ để đương đầu với dịch bệnh.

Cho đến hiện tại, Philippines đã tiêm hơn 3 triệu liều vaccine COVID-19, đối tượng hầu hết là nhân viên y tế tuyến đầu và người cao tuổi. Họ mong rằng có thể nhanh chóng thúc đẩy tiến độ tiêm vào tháng 6 nếu nguồn cung đầy đủ.

Người dịch: Nguyễn Quốc Kỳ (SSDH)

Share.

Leave A Reply