Chỉ dẫn đi tàu điện ngầm London khi du học Anh

0

Sẵn sàng du học – Tàu điện ngầm London có vẻ không có những chuẩn mực cư xử hay truyền thống nào, nhưng những ai đã dấn thân vào khu rừng ngầm này đều được liên kết với nhau bởi một số quy tác không thể phá vỡ. Không có chúng, hệ thống sinh thái mỏng manh của những hành khách đói khát, căng thẳng và buồn ngủ này sẽ sụp đổ.

ssdhduhocanh

Tàu điện ngầm cũng là phương tiện giao thông phổ biến và giá rẻ tại thủ đô Anh Quốc vì vậy đây cũng chính là phương tiện di chuyển chính của các bạn học sinh du học Anh tại London.

Tôi tập hợp lại đây một danh sách 8 lời khuyên hàng đầu để giúp bạn định hướng trong đường tàu ngầm lâu đời nhất thế giới này mà không tự biến mình thành kẻ ngốc (và đồng thời đi qua như một người London thực thụ).

1. TÌM HIỂU

Đường tàu điện ngầm rất LỚNNNNNNNNNN! Người London sử dụng tàu điện ngầm rất nhiều và thường xuyên. Gần năm triệu hành khách sử dụng 11 tuyến tàu và 270 điểm dừng mỗi ngày, vì vậy điều quan trọng là bạn cần lên kế hoạch trước để tránh bị choáng ngợp khi đến trạm xe diện ngầm lần đầu tiên. Học thuộc các đường tàu nhiều màu sắc, nắm được các tuyến đường nhanh nhất và chắc chắn tải về các ứng dụng Citymapper, nơi nắm giữ mọi câu trả lời cho những câu hỏi về giao thông của bạn.

2. SẴN SÀNG VỚI THẺ OYSTER/VÉ KHI QUA RÀO CHẮN

Hãy chuẩn bị đối mặt với những ánh mắt liếc ngang bất bình đẳng cấp thế giới nếu bạn là người đang chắn hàng tại rào chắn soát vé. Hãy chắc chắn rằng bạn mang sẵn vé, thẻ không tiếp xúc hay thẻ Oyster để quẹt hoặc đưa vào. Bạn cũng muốn chắc chắn rằng vé của mình còn hạn dùng hay có đủ tiền trong đó; không ai muốn chen qua giữa đám đông để mua một chiếc vé mới.

Thẻ oyster chính là chiếc thẻ phải-có của các học sinh du học Anh, bởi học sinh sinh viên đều được ưu đãi giảm giá tương đối lớn khi mua thẻ theo tháng hay năm, với mức giảm lên đến 30% giúp giảm được kha khá chi phí đi lại. Thẻ Oyster còn sử dụng được cả cho xe bus lẫn tàu điện ngầm, vì thế nếu đi du học Anh thì hãy chắc chắn trong cặp bạn luôn sẵn sàng một chiếc thẻ Oyster mọi lúc, mọi nơi nhé.

3. TUÂN THEO QUY ĐỊNH THANG CUỐN

Không có gì làm phiền những người trên tàu điện ngầm hơn là những hành khách đứng ở bên trái thang cuốn: Bên phải là dành cho những hành khách đứng yên trong khi bên trái được sử dụng cho những người đang vội. Đừng lấy làm ngạc nhiên nếu có ai đó nói với bạn – một cách lịch sự – rằng hãy tránh đường nếu bạn đang dừng lại ở bên phía trái.

Và bạn có biết rằng người thường xuyên đi bên trái hơn chính là các bạn học sinh, sinh viên đó, đặc bệt là những bạn học sinh du học Anh vẫn chưa quen thuộc với việc thức dậy vào một khung giờ hoàn toàn khác biệt.

4. HÃY ĐỂ HÀNH KHÁCH XUỐNG TRƯỚC KHI BẠN LÊN

Hãy tôn trọng hệ sinh thái – nó rất mong manh! Đừng bao giờ thử và chen qua những hành khách vẫn đang chờ để rời khỏi tàu. Họ được ưu tiên hơn bạn, và quan trọng là cần có đủ không gian để họ có thể lách khỏi cửa lên xuống. Sau khi mọi người đã xuống, bạn có thể lên tàu, và chắc chắn di chuyển xuống phía sau. Khi bạn xuống tàu, hãy đảm bảo tiếp tục di chuyển cho đến khi bạn vượt qua được đám đông; không có gì có thể gây nên một sự ùn tắc như khi một hành khách đứng lại để kiểm tra điện thoại hay lục đồ trong túi của mình.

ssdhduhocanh1

5. NHƯỜNG GHẾ CHO NGƯỜI GIÀ HAY PHỤ NỮ CÓ THAI

Những chiếc ghế giống như là bụi vàng trên tàu điện ngầm, và nếu bạn đủ may mắn để có được một chỗ ngồi, hãy trân trọng nó! Tuy nhiên, một phép lịch sự thông thường là khi bạn nhường ghế của mình – đặc biệt là ghế ưu tiên – cho một người già hay một hành khách đang mang thai. Transport for London (TfL) đã đưa ra phù hiệu Baby on Board để giúp các bà mẹ đang mang thai có thể dễ dàng được nhận ra và được ưu tiên trong tàu điện ngầm – và giúp cả hai bạn tránh khỏi những cuộc đối thoại khó xử.

6. TRÁNH TRÒ CHUYỆN VỚI NGƯỜI KHÁC

London là một sự pha trộn đầy sôi nổi của các nền văn hoá chào đón tất cả mọi người, nhưng cư dân của nó lại trở nên thay đổi khi họ đi xuống đường tàu điện ngầm. Đã qua rồi cái thời của những câu nói lịch sự vì người ta chỉ có một mục đích duy nhất: đi từ A tới B với càng ít phiền phức càng tốt. Không có ai ở đó để kết bạn hay tán gẫu với những hành khách đồng hành.

7. TÔN TRỌNG KHÔNG GIAN CÁ NHÂN

Không gian cá nhân là một sự ưu tiên trên tàu điện ngầm – đặc biệt là trong giờ cao điểm – và có một vài quy tắc về việc vận chuyển mà bạn sẽ phải quan sát khi chen qua những người cùng chuyến xe. Đối với những người mới, đừng cố gắng thử và đọc tin nhắn của người khác (từ khi chúng thực sự thú vị, tất nhiên rồi!), đừng bao giờ mang những đồ ăn bừa bộn và nặng mùi lên tàu (bất kể chúng có ngon tới mức nào), và đừng bao giờ bật nhạc to (thậm chí nếu đó là một bài hát cực kỳ hay).

8. HÃY CHỜ CỬA MỞ RỒI MỚI DI CHUYỂN

Trên một chuyến tàu tại London nhồi đầy người, bạn có thể sẽ lo lắng về việc ra khỏi cửa tại điểm dừng của mình. Tuy nhiên, điều quan trọng là không rục rịch tiến ra phía cửa trong khi tàu vẫn đang di chuyển. Thay vào đó, hãy chờ cho đến khi tàu dừng tại điểm xuống. Sự thật là bạn không phải là người duy nhất muốn xuống tại điểm dừng đó.

Các bạn học sinh du học Anh thường sẽ trong tình trạng luôn vội vã tơi trường khi thời gian đầu chưa quen với cuộc sống và sinh hoạt theo múi giờ khác. Thế nhưng bạn sẽ chẳng nhanh hơn được là bao nếu chen lấn ra cửa đứng sẵn đâu nhé. Thay vào đó hãy đi sớm thêm vài phút và có thể từ tốn đi tàu điện ngầm một cách văn minh nhất!

Cá Domino (SSDH) – Theo duhocsinh.us

Share.

Leave A Reply