Chiến lược lựa chọn người giới thiệu làm tăng độ mạnh học bổng

0

Sẵn sàng du học – Thời hạn nộp ENDEAVOUR năm nay cũng đang đến dần. Gần đây mình nhận được rất nhiều câu hỏi của các bạn về việc chọn người giới thiệu. Hôm nay mình xin chia sẻ với các bạn về CHIẾN LƯỢC CHỌN NGƯỜI GIỚI THIỆU (STRATEGIES FOR GREAT REFEREE SELECTION).

ssdh-sinh-vien3

Để chọn được Người giới thiêu tốt, các bạn dựa vào những yếu tốt sau để cân nhắc:

1. Người giới thiệu phải là người hiểu bạn nhất: Người hiểu bạn nhất là người nói lên được những nét tính cách đặc trưng của bạn và những nét tính cách này phù hợp với việc học của bạn như thế nào. Thông thường, người hiểu bạn nhất chia làm 2 nhóm: Người quý bạn nhất và người ghét bạn nhất. Nghe có vẻ lạ đúng không nào? Người quý bạn thì có thể dễ hiểu rồi. Vậy tại sao Người ghét bạn lại xuất hiện ở đây. Họ xuất hiện bởi vì "ghét" ở đây không phải là "ghét" thông thường mà đây là người cạnh tranh trực tiếp với bạn trên một mảng nào đó. Họ sẽ nghiên cứu rất kỹ về bạn để thắng bạn. Họ là một nguồn referee rất tốt các bạn ạ.

2. Nội dung thư giới thiệu: Thư giới thiệu chủ yếu tập trung khen bạn. Tuy nhiên phải khen đúng chỗ. Các điểm khen phải tập trung vào những đức tính nổi bật mà bạn có phục vụ tốt cho việc học của bạn. Đồng thời cũng phải tập trung tốt cho việc cống hiến của bạn. Do đó, không nên khen những thứ chung chung như chăm chỉ, ngoan,… mà nên tập trung vào những điểm sâu hơn như không khuất phục trước khó khăn, luôn tìm tòi cái mới, … Nội dung cụ thể thế nào phải tùy vào ngành học các bạn chọn. Mỗi ngành sẽ có những Key Success Factors (KSFs) riêng, nên nội dung thư nên xoay quanh những cái này.

3. Thư giới thiệu có nên nhờ người có chức quyền cao ký không? Câu trả lời là không vì nó sẽ có tác dụng ngược nếu chúng ta không có thành tích gì nổi bật ở nơi đó cả. Vì họ ở xa ta, không hiểu sâu về ta. Nhưng nếu có thành tích cụ thể (mà lại do người đó ký, quyết định trao tặng) thì sẽ có giá trị tốt hơn. Most of the cases mà mình nhận được thắc mắc đều không nằm trong trường hợp này.

4. Bạn có nên viết thư giới thiệu rồi nhờ họ ký: Có, nếu họ tin tưởng bạn và hiểu rõ bạn. Câu trả lời sẽ là không nếu họ không hiểu sâu về bạn. Hãy nhờ người nào thực sự hiểu bạn và thực sự muốn giúp đỡ bạn.

5. Thư giới thiệu có bị counter-check không? Câu trả lời là có. Nhưng ngẫu nhiên. Do đó, nội dung số 4 càng phải đầu tư kỹ.

Cá Domino (SSDH) – Theo SBS Scholarship Hunters

Share.

Leave A Reply