Đặt tên tiếng Việt sao cho thuận lợi khi ở nước ngoài?

0

SSDH – Ngày nay, rất nhiều bạn trẻ đi du học nước ngoài, nhiều gia đình có dự định định cư tại các nước nói tiếng Anh. Trong quá trình học tập, làm việc và sinh sống có nhiều người gặp chút khó khăn về tên gọi tiếng việt. Để tránh những nhầm lẫn về tên họ, các bạn có thế cân nhắc lấy tên tiếng Anh hoặc chọn tên tiếng Việt sao cho thuận lợi nhé.

fr2005sur (2)

Trái với suy nghĩ của nhiều người rằng khi đi nước ngoài phải có tên tiếng Tây cho ra vẻ, thật ra mang tên tiếng Việt sẽ gây vài khó khăn trong quá trình sống làm việc và hòa nhập nhất là những tên gây ra nghĩa hiểu lầm như Phúc, Phức, Phục, Dung, Dũng…thì phải đổi sang tên tiếng anh rồi, một số tên hay bị đọc sai như tên mình Phi thì luôn bị gọi là Phai, cho nên thôi mình ghép họ Lê của mình vào ra tên Phil trong chữ Phillip cho đồng nghiệp bạn bè dễ gọi, vì một ngày tiếp 10 người thì phải luôn giải thích lại 10 lần là tên mình đọc giống chữ Fee blah blah rất mệt mỏi. 2 đứa con lớn mình đi học thì cũng dùng tên tiếng Anh thường gọi để dễ dàng giao tiếp với thầy cô bạn bè và chỉ dùng tên chính thức như khai sinh và Passport (Hộ chiếu) khi chuyển trường

Khi làm bằng lái xe hay giấy tờ thì lại bị lẫn lộn giữa tên gọi First Name, tên lót Middle Name và Họ Last Name. Trên Passport thì chỉ có 2 miền Họ và Tên, nhưng khi làm giấy tờ bắt điền 3 miền và nó nhảy ra Hung Phi Le, rồi Phi Hung Le tá lả, bạn nào tên 4 5 chữ thì còn rắc rối dữ nữa. Cho nên kinh nghiệm là mình gom tên lót và gọi vào 1 chữ Hung Phi cho phần Name, bỏ qua Middle name để giấy tờ giống với Passport và bằng cấp.

Một số bạn đặt tên con chỉ có First Name và Last Name cho tiện gọn như Peter Tran, nhưng vợ chồng mình thống nhất với nhau vẫn giữ cho con có tên tiếng Việt để không quên nguồn cội. Vấn đề là đặt sao cho nó phù hợp với Passport Canada và Việt Nam. Tối đó mình vắt chân lên trán nghĩ hoài thế là ra một cách như hình minh họa. Do sự đảo cấu trúc tên của Vietnamese & English nên mình để tên tiếng Anh của con vào phần Tên Lót, Tên gọi thì để dấu gạch nối cho nó thành 1 tên ( gồm 2 từ ghép để khỏi lộn ), thế là khi chuyển qua Passport Canada nó vẫn được nguyên tên đó là Maximus Duc-Thinh Le, thành ra dùng ở Việt Nam thì tên chính vẫn là Đức-Thịnh, còn khi ở Canada thì tên chính nó là Maximus, các cô giáo gọi thân mật là Max. Khổ nỗi khi về Việt Nam chơi thì ông bà nội ngoại toàn gọi tắt là thằng Mút, còn các cô bác sĩ chích ngừa xướng tên em là Ma Mút

Bạn nào tên tiếng Việt dễ gọi không gây hiểu nhầm thì cũng không cần phải có tên tiếng Anh, phần lớn thì nên có để tiện cho công việc và cuộc sống ở nước ngoài.

SSDH (Theo Phil Le)

Share.

Leave A Reply