Đối mặt với hậu-định-cư ở Canada khi nhỡ mất việc

0

SSDH – Nhìn chung một người có kế hoạch lấy thẻ Thường trú nhân Canada (Permanent Resident Card) cho cả gia đình sẽ phải trải qua 3 giai đoạn cam go : Du học-Lao động-Nộp Hồ sơ, kéo dài trung bình 3~5 năm tùy độ tuổi và trình độ khả năng tài chính của mỗi gia đình.

dieu chinh cuoc song nho bi mat viec tai canada

Tuy nhiên niềm vui hạnh phúc mãn nguyện khi chinh phục thành công đỉnh OlymPR kéo dài không bao lâu thì bạn sẽ phải “thức tỉnh” nhận ra cuộc sống lập nghiệp ở Canada chỉ vừa mới bắt đầu mà thôi.
Như một guồng quay, nếu bạn muốn chất lượng cuộc sống tốt hơn và có đầu tư dài hạn để dành khi về hưu dưỡng già không phụ thuộc ai thì cuộc sống Canada sẽ vô tình ép bạn phải cày bừa liên hồi để trả nợ nhà, nợ xe, nợ credit card, học phí ngoại khóa cho con, đóng thuế và phí bảo hiểm, chi phí điện nước gas internet điện thoại, du lịch giải trí, tái đầu tư học vấn nghề nghiệp…v…v…Cuộc sống thật ở Canada là như vậy, nếu bạn chỉ ngồi yên bào mòn những gì đã biết và đang làm mà không chịu học hỏi cập nhật thêm thì bạn đang thụt lùi. Có những cô chú làm trong hãng xưởng 15~20 năm họ không quan tâm đến những gì diễn ra trên internet hay thị trường lao động, thậm chí website của indeed và các trang tuyển dụng khác, chỉnh sửa resume thế nào họ không cập nhật sử dụng, đến khi kinh tế ở thành phố tỉnh bang đó tuột dốc phải sa thải người họ chới với bị sốc vì mất việc không có thu nhập trả bills.
Có nhiều người không trả nổi tiền thuê nhà phải đăng ký ra ở Shelters của chính phủ. Để tránh những khó khăn đột ngột đó, quan trọng nhất là bạn phải luôn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng. Nhanh trí đăng ký chạy Uber hoặc hỏi người quen networking xem chỗ nào nhận làm part time cũng là một cách lướt qua trở ngại trong lúc tìm việc phù hợp hơn.
Ở Canada, Tỉ lệ thất nghiệp trung bình khoảng 7.8% tính đến tháng 62021 của StatCan, khá là cao. Do mùa đông ở một số tỉnh bang của Canada có thể kéo dài 5~6 tháng thời tiết lạnh khiến các ngành như nông, lâm, ngư nghiệp, xây dựng bị trì trệ làm giảm thu nhập của những seasonal workers nhân công làm thời vụ các ngành này. Ngoại trừ professionals có bảo hiểm thất nghiệp ra, các ngành nghề labor jobs còn lại nếu có thể nên duy trì 2 jobs sẽ đỡ hụt hẫng hơn khi bị giảm giờ làm hoặc tệ hơn là mất việc. Ngay cả một số giáo viên không có trong biên chế công đoàn chỉ ký hợp đồng thời vụ với trường, họ cũng phải đi làm phục vụ bàn và tiếp tân trong một số nhà hàng hoặc mở lớp giữ trẻ tại gia mỗi dịp hè về khi không có lớp dạy. Nói đi cũng phải nói lại, có thể bạn rất khó kiếm việc đúng chuyên môn được trả lương và phúc lợi hậu hĩnh, nhưng những general labor jobs thì cực kỳ nhiều và tạ ơn quy định minimum wage của chính phủ, thu nhập từ các công việc này vẫn đáp ứng tất cả nhu cầu cơ bản của gia đình. Đặc biệt có những ngành nghề đặc thù ở Canada thu nhập rất khá mà không bao giờ sợ mất việc vì nhu cầu luôn cao : chạy Uber & Skip giao đồ ăn, đóng sàn gỗ sửa chữa nhà, thợ tóc làm Nail & Lash, phục vụ bàn, thợ sửa xe hơi, dọn dẹp vệ sinh cho mấy nhà Airbnb, thợ bảo trì máy lạnh lò sưởi HVAC, thợ hàn tiện…v…v…Mình hay nói đùa nhưng mà đúng : ở Canada muốn nghèo đói cũng khó lắm, trừ phi LƯỜI
Hình ở một Cottage gia đình mình rất thích đến mỗi dịp lễ, ở đây vài ngày để cuộc sống gia đình có một khoảng lặng bình yên, rồi tụi mình phục hồi năng lượng quay lại guồng quay tiếp tục cày hùng hục hiệu quả hơn. Hãy đừng như nhiều Canadian born losers ở đây bị mất việc xong than vãn “dân nhập cư cướp mất việc của chúng tôi” Lol năng lực kém không chịu thích nghi khi thị trường thay đổi thì bị đào thải là chuyện tất yếu, đặc tính chung của Losers là luôn tìm lý do để đổ thừa rồi trượt dài mà không chịu tìm kiếm giải pháp. Bất kể là ở đâu, bạn phải giữ tinh thần tích cực để luôn chủ động trong mọi việc của cuộc sống mà không phụ thuộc ai, điều này rất quan trọng đặc biệt là khi sống ở nước ngoài không có gia đình người thân kề bên hỗ trợ giúp đỡ. Thành hay bại là do bản thân mỗi người, yếu tố may mắn nếu có chỉ là do bạn đã cố gắng đủ nhiều.
SSDH (tác giả Phil Le)
Share.

Leave A Reply