Du học Nauy và những trải nghiệm khác lạ (Phần 1)

0

SSDH- Nauy là 1 trong những nơi ngắm cực quang đẹp nhất trên thế giới. Thực ra mọi người có thể ngắm cực quang ở Thuỵ Điển, Phần Lan, nhưng không hiểu sao mình thích Nauy hơn Cảm giác ngắm cực quang kiểu như mình lạc vào phim khoa học viễn tưởng, cảm giác khoái khoái (chảy nước miếng, chảy nước miếng).

1. Vùng đất mặt trời không bao giờ lặn

Đây là tên mà người ta “nói quá”, gọi cho vui thôi, chứ vẫn có đêm. Từ tháng 5 đến cuối tháng 7, bạn sẽ được ngắm mặt trời ngay lúc nửa đêm ở một số vùng của. Trong những ngày này, ánh nắng rực rỡ tràn ngập khắp nơi 20 giờ/ngày. Đặc biệt, ở vùng Svalbard, mặt trời chiếu sáng liên tiếp từ ngày 10/4 đến ngày 23/8. Đi ngủ phải mang bịt mắt.

2. Vùng đất của những môn thể thao mùa đông

Người Nauy đã sáng tạo ra môn trượt tuyết (cả phiên bản quá khứ và phiên bản hiện đại), và họ rất giởi chơi những môn thể thao mùa đông. Phần là vì đất nước nhiều tuyết, phần la người Viking thích thể thao, phần là do lạnh quá nên chơi cho ấm – bạn mình, người Nauy, bảo vậy. Chính vì thế, các vận động viên Nauy chính là những ông hoàng, bà chúa trong các kỳ thế vận hội mùa đông.

3. Phong cách ăn mặc

Mình thấy người Nauy ăn mặc rất giản dị, nhưng trông khỏe khoắn, năng động. Màu quần áo thường là gam màu lạnh: đen, xám, nâu nhạt, nâu đậm, xanh dương,… Màu sắc trông giản dị thôi chứ giá cả thì không “giản dị” tí nào. Bạn nào ở Việt Nam mà muốn sang Nauy thì chuẩn bị nhiều quần áo mùa đông 1 chút.

5. Nauy đã giới thiệu cá hồi cho người Nhật

Trước kia, người Nhật làm ra món sushi, sashimi với các nguyên liệu khác nhau, nhưng họ không dùng cá hồi. Đến những năm 1980, khi người Nauy giới thiệu món cá hồi sống cho người Nhật, lúc đó chúng ta mới có món “sushi cá hồi” hoặc “sashimi cá hồi”.
Tại Nauy, nuôi trồng thuỷ hải sản nói chung và cá hồi nói riêng là 1 trong những ngành công nghiệp có đóng góp lớn nhất trong nền kinh tế.

6. Pháp luật đề cao nhân quyền

Nauy là quốc gia đầu tiên trên thế giới cho phép phụ nữ tham gia bầu cử vào năm 1913. Là quốc gia thứ 2 trên thế giới thông qua luật hôn nhân đồng tính, sau Hà Lan. Mô hình cải tạo tù nhân của Nauy cũng là 1 trong những minh chứng rõ nhất cho chế độ đề cao nhân quyền, Tù nhân ở Nauy chỉ bị hạn chế đi lại, còn các điều kiện sống thì vẫn như người bình thường: xem tivi, nghe nhạc, giải trí, dùng máy tính, truy cập Internet,..

7. Tiếng Nauy có 2 phiên bản

Bokmål được sử dụng bởi phần lớn người dân, trong khi Nynorsk thường được sử dụng ở những vùng xa xôi, hẻo lánh, đặc biệt là vùng ven biển phía Tây.
Trẻ em phải học cả 2 phiên bản ngôn ngữ. Đài truyền hình quốc gia và các chính quyền địa phương cũng phải sử dụng cả 2 phiên bản khi đưa tin hoặc ra thông báo.

8. Công khai thu nhập trên Website

Nauy rất coi trọng tính minh bạch. Tại Nauy, thu nhập được công khai trên internet và ai cũng có thể tìm kiếm thông tin thu nhập. Trước năm 2013, người dùng có thể tìm kiếm ẩn danh. Từ năm 2014, bạn có thể nhìn thấy tên những người đã tra cứu thông tin về mình. Ồ, và mình thử tra cứu thu nhập của Thủ tướng luôn

9. Những điều khác:

  •  Đường hầm Laerdal là đường hầm dài nhất thế giới.
  • Giải Nobel hòa bình được trao tại thủ đô Oslo.
  • Na Uy là thành viên sáng lập của Liên Hiệp Quốc vào năm 1945, Trygve Lie (từng giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao Na Uy trong những năm thế chiến thứ II) đã đảm nhiệm vụ Tổng thư ký trong những năm từ 1846 đến 1952.
  •  Mỗi năm, Nauy sẽ gửi tặng vương quốc Anh 1 cây thông Noel để cảm ơn vì đã giúp đỡ họ trong thế chiến thứ 2.
  • Người Na Uy có trình độ học vấn cao và hầu hết mọi người đều nói được tiếng Anh.

Tác giả: May Kieu

Share.

Leave A Reply