Du học sinh chuẩn bị đi Mỹ cần biết: Visa F1 từ A đến Z

0

Sẵn sàng du học – Có thể nói visa là chìa khóa quan trọng giúp bạn mở cánh cổng bay đến trời Mỹ du học. Tuy nhiên, xin được visa đến Mỹ lại rất gian nan vì nó đòi hỏi những yêu cầu khắt khe. Chính vì vậy, bạn cần nghiên cứu kĩ để chuẩn bị tốt cho cuộc chinh phục tấm vé thông hành này.

visa-du-hoc-my

Visa F1 được cấp cho sinh viên quốc tế theo học Chương trình học thuật hoặc Chương trình Anh ngữ tại trường cao đẳng hoặc đại học Hoa Kỳ. Sinh viên theo diện visa F-1 có thể ở lại thêm 60 ngày bên cạnh thời gian học để hoàn thành chương trình học.

Các sinh viên F1 sẽ hoàn thành các nghiên cứu của mình vào ngày hết hạn trên mẫu I-20 – giấy chứng nhận của trường đại học trường đại học Hoa Kỳ cung cấp cho sinh viên được chấp nhận vào học full-time.

1. Các điều kiện để được xét visa F1 là gì?

Là công dân nước ngoài: Người nộp đơn F-1 phải là người thường trú ở nước ngoài và phải có ý định quay trở lại sau khi hoàn thành việc học.

Tổ chức tài trợ: Trong thời gian thị thực F-1, bạn chỉ có thể học tại các cơ sở giáo dục mà thông qua bạn được cấp visa.

Hỗ trợ tài chính: Các ứng viên phải chứng minh sự hỗ trợ tài chính đầy đủ.

Ràng buộc với quê hương: Tất cả các đương đơn phải chứng minh rằng họ có mối ràng buộc chặt chẽ với quê hương của họ. Những ràng buộc đó thông qua:

– Thư mời làm việc sau khi hoàn thành các nghiên cứu

– Tài sản (nhà ở, đất đai, xe cộ, v.v …)

– Tài khoản ngân hàng

– Gia đình

2. Nộp đơn xin visa F1 như thế nào và ở đâu?

Trước hết hãy tìm hiểu về Yêu cầu tuyển sinh của các trường đại học:

Các trường đại học khác nhau có các chính sách tuyển sinh khác nhau, điều này bạn sẽ được thông báo bởi trường của bạn.

Một số yêu cầu trong đó có thể là: Khả năng tài chính để bạn có thể trang trải suốt thời gian học mà không cần đi làm; Bảo hiểm y tế để chi trả chi phí chăm sóc sức khỏe,vv…

Một khi trường đại học xác định rằng đơn đăng ký của bạn đã hoàn tất và bạn đủ điều kiện về học tập, họ sẽ cấp một mẫu I-20 để bạn có thể nộp đơn xin visa sinh viên.

Nơi đăng ký Visa F1

Tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở quốc gia nơi bạn sinh sống. Mặc dù vẫn có thể nộp đơn tại bất kỳ cơ quan lãnh sự Hoa Kỳ nào ở nước ngoài nhưng sẽ khó khăn hơn.

Chú ý: Luôn giữ một bản copy của tất cả mọi giấy tờ mà bạn điền vào và gửi đi.

 

ssdh-sinh-vien1

3. Giấy tờ kèm theo khác khi xin visa là gì?

Phí đăng ký: Bạn sẽ phải trả một khoản phí đăng kí không hoàn lại.

Mẫu đơn DS-160: Tất cả các đương đơn sẽ phải hoàn thành và nộp đơn DS-160 trực tuyến (Đơn xin visa không phải là di dân).

Đơn DS-157: dành cho tất cả nam giới từ 16-45 tuổi.

Hộ chiếu còn thời hạn: Một hộ chiếu có giá trị để đến Hoa Kỳ và có thời hạn hiệu lực ít nhất phải nhiều hơn 6 tháng so với thời gian dự kiến sẽ​​ sống ở Hoa Kỳ. Nếu có nhiều người trong hộ chiếu, mỗi người xin visa phải làm đơn riêng.

Ảnh: Bạn phải cung cấp 1 ảnh kỹ thuật số với các điều kiện sau:

– Ảnh màu

– Kích thước sao cho đầu bạn có độ dài từ 1 inch đến 1 3/8 inch (22 mm đến 35 mm) hoặc chiếm 50% và 69% tổng độ dài của ảnh (từ điểm dưới cùng của cằm tới đỉnh đầu).

– Được chụp trong vòng 6 tháng

– Có nền trắng hoặc trắng nhạt

– Chụp đủ mặt, khuôn mặt nhìn thẳng vào máy ảnh.

– Khuôn mặt không bày tỏ cảm xúc, mắt mở.

– Mặc thường phục

4. Phỏng vấn Visa F1

Một cuộc phỏng vấn là bắt buộc để xác định bạn có đủ điều kiện để nhận visa du học F1 hay không. Bạn nên mang theo tất cả các giấy tờ và biên nhận cần thiết đến phỏng vấn và nên chuẩn bị trước câu trả lời cho các câu hỏi cá nhân về quyết định học tập tại Hoa Kỳ.

Các câu hỏi phỏng vấn về visa F1 thường bao gồm nội dung về trình độ học vấnsự lựa chọn của trường đại học của bạn. Bạn có thể được yêu cầu chứng minh có mối quan hệ ràng buộc nghĩa vụ đảm bảo sẽ trở về nước sau khi kết thúc chương trình học. Quan trọng nhất, người ta sẽ yêu cầu bạn chứng minh khả năng tài chính cho giáo dục tại Mỹ. Chi phí giáo dục ở Hoa Kỳ cao hơn hầu hết các quốc gia và việc bạn có thể trình bày một kế hoạch tài chính vững chắc trong suốt thời gian học tập sẽ là điểm mấu chốt để vượt qua cuộc phỏng vấn visa F1.

Ví dụ về các câu hỏi phỏng vấn Visa F1

– Tại sao bạn chọn học ở Mỹ thay vì làm việc tại nước bạn?

– Tại sao bạn chọn trường này và tại sao lại là trường học tốt nhất cho bạn?

– Điểm thi của bạn (GRE, GMAT, SAT, TOEFL, IELTS), GPA, quá trình học của bạn trong quá khứ ra sao?

– Làm thế nào để bạn trang trải suốt toàn bộ thời gian học tập, bao gồm học phí, tiền phòng, ăn ở, và tất cả các chi phí khác?

– Sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ trở về hay ở lại Hoa Kỳ?

Nếu những câu hỏi được trả lời một cách thỏa đáng, viên chức lãnh sự có thể chấp thuận đơn của bạn.

Nếu được chấp thuận, bạn có thể phải trả phí cấp visa. Bạn sẽ được quét dấu vân tay để lưu lại trong hồ sơ, đồng thời bạn phải nộp lại hộ chiếu để sau đó có thể nhận visa, thời gian nhận sẽ được thông báo qua điện thoai hoặc email.

Lưu ý rằng việc cấp visa vẫn chưa thực sự bảo đảm. Đừng lập kế hoạch chuyến đi cho đến khi visa được chấp thuận. Nếu không may bị từ chối, bạn sẽ được xác nhận lí do tại sao không đủ điều kiện. Trong một số trường hợp có thể nộp đơn xin miễn điều kiện không hợp lệ.

ssdh-sinh-vien

5. Nếu bẳng may bị từ chối visa F1, lí do tại sao?

Sự từ chối được dựa trên luật nhập cư Hoa Kỳ. Nếu bạn bị từ chối, lý do và điều luật mà bạn bị từ chối sẽ được gửi cùng giấy tờ của bạn. Một số hồ sơ bị từ chối vì người nộp đơn không cung cấp thông tin cần thiết hoặc tài liệu hỗ trợ theo yêu cầu, hoặc với nhiều lí do khác.

Ví dụ, nếu bạn không chứng minh đầy đủ rằng các mối quan hệ bền chặt với đất nước, bạn sẽ bị từ chối theo điều khoản 214 (b) của INA, Visa Qualifications and Immigrant Intent. Vì vậy, hãy đảm bảo đáp ứng đầy đủ các yêu cầu bên trên.

Các lý do phổ biến khác bao gồm gian lận hoặc xuyên tạc, đến Hoa Kỳ bất hợp pháp, vấn đề liên quan đến sức khoẻ, các căn cứ hình sự, hoặc các căn cứ liên quan đến an ninh.

Để tìm hiểu thêm về việc từ chối visa và để xem liệu bạn có đủ tư cách để được miễn hay nộp đơn xin lại, tìm hiểu tại  US Department of State website.

6. Về đích: Cầm visa trên tay và đảm bảo sự “sống còn” của nó

Sau khi được cấp visa F1 thành công, bạn có thể đến Hoa Kỳ như một sinh viên quốc tế. Tuy nhiên, sau khi đến nơi, bạn sẽ cần phải hiểu rõ nghĩa vụ của mình với tư cách là người giữ visa F1. Nếu bạn không duy trì được tình trạng visa F-1 hợp lệ, bạn sẽ không được phép trở lại Mỹ nếu bạn rời đi và bạn sẽ không đủ điều kiện để được đào tạo thực hành (OPT hoặc CPT) hoặc việc làm tại trường. Dưới đây là một số lời khuyên để đảm bảo visa của bạn luôn trong tình trạng “an toàn” suốt thời gian học tập tại Mỹ:

Khi đến

Hãy chắc chắn rằng bạn đến Hoa Kỳ không quá 30 ngày trước ngày học đầu tiên. Liên lạc cố vấn quốc tế càng sớm càng tốt trước khi chương trình học bắt đầu.

Trong quá trình học

Bạn phải học toàn thời gian. Đến lớp đầy đủ và duy trì số điểm để không bị trượt môn. Nếu bạn gặp khó khăn, hãy thông báo cho cố vấn quốc tế. Nếu bạn không thể hoàn thành chương trình theo ngày được nêu trên Mẫu I-20, cố vấn quốc tế có thể giúp bạn yêu cầu gia hạn chương trình.

Hộ chiếu của bạn sẽ có giá trị ít nhất 6 tháng trong tương lai. Lãnh sự quán hoặc Đại sứ quán nước bạn có thể giúp bạn gia hạn hộ chiếu nếu cần. Mang theo một bản sao hộ chiếu cùng với thẻ I-94 của bạn để nhận dạng.

Lưu ý: Luôn thông báo cho cố vấn quốc tế hoặc văn phòng của bạn nếu bạn thay đổi địa chỉ, kế hoạch học tập, hoặc tình trạng visa.

Làm việc

Sinh viên visa F1 không được phép làm việc ngoài trường. Tuy nhiên, bạn có thể có một số công việc trong trường hoặc các phương án đào tạo thực hành theo chương trình học nếu bạn đủ điều kiện. Liên lạc cố vấn quốc tế để kiểm tra. Nếu bạn làm việc mà không có sự cho phép thích hợp, visa của bạn sẽ bị thu hồi và bạn sẽ bị buộc phải rời khỏi Hoa Kỳ.

Sau khi hoàn thành chương trình

Bạn có 60 ngày sau khi hoàn thành chương trình để rời Hoa Kỳ theo thị thực F1. Để ở lại Mỹ, bạn cần đăng ký chương trình cao hơn, chuyển sang trường khác để nhận mẫu I-20 mới, hoặc đăng ký thay đổi tình trạng visa của bạn. Cố vấn quốc tế có thể cung cấp cho bạn nhiều thông tin hơn về các lựa chọn phù hợp.

Người dịch: Hải Yến (SSDH)

Share.

Leave A Reply