Du học sinh Mỹ nên học ít nhất 1 ngành STEM (part 2 of 3)

0

SSDH –  Sau khi em phần 1 bạn thấy chắc còn nhiều thông tin nữa. Vì vậy, hãy xem phần 2 cùng chúng tôi nhé.

𝐍𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐚̀𝐧𝐡 𝐠𝐚̂̀𝐧 𝐧𝐡𝐮̛ 𝐜𝐡𝐚̆́𝐜 𝐜𝐡𝐚̆́𝐧 𝐥𝐚̀ 𝐒𝐓𝐄𝐌 𝐨̛̉ 𝐛𝐚̂́𝐭 𝐜𝐮̛́ đ𝐚̣𝐢 𝐡𝐨̣𝐜 𝐌𝐲̃ 𝐧𝐚̀𝐨

  1. Computer Science
  2. Mathematics
  3. Biology
  4. Chemistry
  5. Biochemistry
  6. Physics
  7. Engineering (chemical, mechanical, biomedical, aerospace, etc.)
  8. Data Science / Data Analytics / Business Analytics
  9. Độc giả theo dõi danh sách hoàn chỉnh năm 2020 của chính phủ Mỹ ở đây (https://bit.ly/3gEY4L2)

𝐍𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐚̀𝐧𝐡 𝐠𝐚̂̀𝐧 𝐧𝐡𝐮̛ 𝐊𝐇𝐎̂𝐍𝐆 𝐛𝐚𝐨 𝐠𝐢𝐨̛̀ 𝐥𝐚̀ 𝐒𝐓𝐄𝐌 𝐨̛̉ 𝐛𝐚̂́𝐭 𝐜𝐮̛́ đ𝐚̣𝐢 𝐡𝐨̣𝐜 𝐌𝐲̃ 𝐧𝐚̀𝐨

  • Accounting
  • Nursing
  • Sociology
  • Political Science
  • Literature
  • History
  • Philosophy
  • Studio Art
  • All the language majors (French, Mandarin, Spanish, Latin, etc.)

𝐍𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐚̀𝐧𝐡 𝐜𝐨́ 𝐭𝐡𝐞̂̉ 𝐥𝐚̀ 𝐒𝐓𝐄𝐌, 𝐜𝐨́ 𝐭𝐡𝐞̂̉ 𝐥𝐚̀ 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐒𝐓𝐄𝐌, 𝐭𝐮̀𝐲 𝐭𝐫𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠

  • Architecture
  • Finance
  • Psychology
  • Economics
  • Environmental Studies
  • Graphic Design
  • Industrial Design
  • Animation & Visual Effects / Computer Animation
  • Game Development / Game Design
  • Journalism
  • Linguistics

Những ngành chắc chắn là STEM khá rõ ràng, nên mình không bàn nó ở đây. Mình muốn lưu ý với độc giả về cái danh sách các ngành STEM của chính phủ Mỹ tại đây. Các bạn sẽ thấy nó rất dài, với ít nhất 500 ngành khác nhau. Tuy nhiên, rất nhiều ngành trong danh sách mang bản chất cực kì cụ thể, nhiều khi không tồn tại ở bậc cử nhân. Ví dụ gồm ngành “Atmosphetic Chemistry & Climatology” (Hóa học khí quyển và khí hậu học) và ngành “Water Quality and Wastewater Treatment Management” (Chất lượng nước và quản lý nước thải). mình chưa bao giờ thấy những ngành này ở bậc cử nhân, mà chỉ thấy nó ở bậc tiến sĩ vì chỉ có học cao thì mới học sâu đến như vậy.

Ngoài ra, danh sách cũng bao gồm một số ngành liên quan đến quân sự như “Low-observables and Stealth Technology” (Vật thể bay thấp và công nghệ tàng hình) và “Explosive Ordinance/Bomb Disposal” (Vật liệu nổ và xử lý bom). Mình chưa bao giờ thấy học sinh quốc tế từ bất kỳ quốc gia nào học những ngành này cả, và các độc giả có hỏi thì cũng chẳng biết học mấy ngành này ở đâu. Mình đoán là ở học viện quân sự như West Point và Annapolis, nhưng sinh viên quốc tế phải được nhận sự cho phép từ chính phủ của quốc gia của họ và của Mỹ để học được ở những nơi này. Nói chung, danh sách STEM này gồm những ngành dễ hiểu, nhưng cũng những ngành mình thấy rất khó hiểu.

Những ngành chắc chắn không phải là STEM thường bao gồm các ngành khoa học xã hội, nhân văn, và nghệ thuật. Tuy nhiên, mình cũng có một số ngoại lệ mà mình sẽ bàn ở phía dưới. Ngành điều dưỡng nhiều người tưởng lầm là STEM, nhưng không phải. Nhiều cá nhân và cá thể ở Mỹ đang cố gắng thay đổi điều này vì nước Mỹ thiếu y tá trầm trọng. Khương cũng sẽ bàn về ngành ở bài sau.

𝐓𝐚̣𝐢 𝐬𝐚𝐨 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐧𝐠𝐚̀𝐧𝐡 𝐜𝐨́ 𝐭𝐡𝐞̂̉ 𝐥𝐚̀ 𝐒𝐓𝐄𝐌 𝐨̛̉ 𝐭𝐫𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐧𝐚̀𝐲, 𝐧𝐡𝐮̛𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐩𝐡𝐚̉𝐢 𝐥𝐚̀ 𝐒𝐓𝐄𝐌 𝐨̛̉ 𝐭𝐫𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐚́𝐜?

Để hiểu được, Khương giải thích cách đại học Mỹ xếp loại ngành học của họ.
Tất cả các ngành học ở Mỹ đều được chuẩn hóa với một con số gọi là “Classification of Instructional Programs” (CIP). Bạn nào đang du học ở Mỹ, nhìn vào I-20 của mình ở trang đầu tiên ngay phía dưới chữ “Major” sẽ thấy nó. Ví dụ, ngành khoa học chính trị của mình mang thông số 45.1001 (Political Science and Government, General).

Tuy nhiên, tên ngành mà trường đại học đặt cho là một chuyện, tên của cái CIP là chuyện khác. Ví dụ, 𝐌𝐢𝐝𝐝𝐥𝐞𝐛𝐮𝐫𝐲 𝐂𝐨𝐥𝐥𝐞𝐠𝐞 có ngành “𝐏𝐬𝐲𝐜𝐡𝐨𝐥𝐨𝐠𝐲” với số CIP là 42.0101 (𝐏𝐬𝐲𝐜𝐡𝐨𝐥𝐨𝐠𝐲, 𝐆𝐞𝐧𝐞𝐫𝐚𝐥), nhưng trường cũ của Khương 𝐖𝐚𝐛𝐚𝐬𝐡 𝐂𝐨𝐥𝐥𝐞𝐠𝐞 cũng có ngành “𝐏𝐬𝐲𝐜𝐡𝐨𝐥𝐨𝐠𝐲” với số CIP là 42.2704 (𝐄𝐱𝐩𝐞𝐫𝐢𝐦𝐞𝐧𝐭𝐚𝐥 𝐏𝐬𝐲𝐜𝐡𝐨𝐥𝐨𝐠𝐲). Nếu bạn xem danh sách STEM của chính phủ Mỹ, bạn sẽ thấy cái CIP thứ nhất không phải là STEM, nhưng cái thứ hai lại là STEM. Cho nên 2 trường cùng là đại học khai phóng, có một ngành với tên giống hệt nhau trên website, nhưng cách xếp loại hoàn toàn khác, khiến việc tốt nghiệp từ Middlebury với ngành Psychology bạn chỉ có thể làm 1 năm, nhưng tốt nghiệp từ Wabash với ngành Psychology bạn có thể làm 3 năm.

Thêm một ví dụ nữa. Trường cũ 𝐔𝐧𝐢𝐯𝐞𝐫𝐬𝐢𝐭𝐲 𝐨𝐟 𝐍𝐨𝐭𝐫𝐞 𝐃𝐚𝐦𝐞 của mình có ngành kiến trúc (𝐁𝐚𝐜𝐡𝐞𝐥𝐨𝐫 𝐨𝐟 𝐀𝐫𝐜𝐡𝐢𝐭𝐞𝐜𝐭𝐮𝐫𝐞) với CIP là 04.0201 (𝐀𝐫𝐜𝐡𝐢𝐭𝐞𝐜𝐭𝐮𝐫𝐞), nhưng 𝐑𝐡𝐨𝐝𝐞 𝐈𝐬𝐥𝐚𝐧𝐝 𝐒𝐜𝐡𝐨𝐨𝐥 𝐨𝐟 𝐃𝐞𝐬𝐢𝐠𝐧 có ngành kiến trúc (𝐁𝐚𝐜𝐡𝐞𝐥𝐨𝐫 𝐨𝐟 𝐀𝐫𝐜𝐡𝐢𝐭𝐞𝐜𝐭𝐮𝐫𝐞) với CIP là 04.0902 (𝐀𝐫𝐜𝐡𝐢𝐭𝐞𝐜𝐭𝐮𝐫𝐚𝐥 𝐚𝐧𝐝 𝐁𝐮𝐢𝐥𝐝𝐢𝐧𝐠 𝐒𝐜𝐢𝐞𝐧𝐜𝐞𝐬/𝐓𝐞𝐜𝐡𝐧𝐨𝐥𝐨𝐠𝐲). Cái thứ nhất không phải là STEM; cái thứ hai là STEM. Một lần nữa, hai trường có một ngành với tên gọi hệt nhau, nhưng cách xếp loại hoàn toàn khác, tạo sự khác biệt lớn đối với sinh viên quốc tế.

Một số đại học Mỹ am hiểu điều này, nên tìm cách đổi thông số xếp loại ngành để thu hút nhiều hơn sinh viên quốc tế. Không trường nào làm điều này tốt hơn 𝐍𝐞𝐰 𝐘𝐨𝐫𝐤 𝐔𝐧𝐢𝐯𝐞𝐫𝐬𝐢𝐭𝐲. NYU tạo hẳn một webpage riêng liệt kê tất cả các ngành STEM cho sinh viên quốc tế tại đây. Một số ngành thường không phải là STEM ở các trường khác, nhưng lại là STEM ở NYU gồm: Game Design, Teaching Science, Teaching Mathematics, Public Health, Economics, Classical Civilization. Khi Khương thấy ngành Journalism ở NYU cũng được tính là STEM, Khương xuýt té xỉu, vì chưa bao giờ nghe ngành này là STEM ở đâu khác bao giờ. Lẽ ra ngành 𝐉𝐨𝐮𝐫𝐧𝐚𝐥𝐢𝐬𝐦 phải có CIP là 09.0401 (𝐉𝐨𝐮𝐫𝐧𝐚𝐥𝐢𝐬𝐦), nhưng NYU xếp loại nó vào CIP 09.0702 (𝐃𝐢𝐠𝐢𝐭𝐚𝐥 𝐂𝐨𝐦𝐦𝐮𝐧𝐢𝐜𝐚𝐭𝐢𝐨𝐧 𝐚𝐧𝐝 𝐌𝐞𝐝𝐢𝐚/𝐌𝐮𝐥𝐭𝐢𝐦𝐞𝐝𝐢𝐚), tức nằm trong danh sách STEM của chính phủ Mỹ. Tương tự, ngành 𝐋𝐢𝐧𝐠𝐮𝐢𝐬𝐭𝐢𝐜𝐬 được NYU xếp loại là 30.2501 (𝐂𝐨𝐠𝐧𝐢𝐭𝐢𝐯𝐞 𝐒𝐜𝐢𝐞𝐧𝐜𝐞, 𝐆𝐞𝐧𝐞𝐫𝐚𝐥), cũng nằm trong danh sách STEM.

Đây có lẽ là lý do NYU là một trong những đại học với sinh viên quốc tế nhiều nhất nước Mỹ từ mọi bậc học (học sinh quốc tế chiếm gần 25% tổng số sinh viên ở NYU).

Trong phần 3, chúng ta bàn về:

  • 1) Trường hợp đặc biệt của ngành điều dưỡng
  • 2) Một số lưu ý về các ngành nghệ thuật
  • 3) Ngành bạn muốn học có phải là STEM ở trường XYZ không?
  • 4) Làm sao để đổi CIP của ngành muốn học hoặc đang học sang một ngành STEM

SSDH (tác giả Khương Nguyễn)

Share.

Leave A Reply