Du học sinh thường ngỡ ngàng điều gì khi mới sang Mỹ

0

Đây là những chia sẻ từ chính những sinh viên quốc tế được nhận học bổng Fulbright du học Mỹ

 

Du học sinh thường ngỡ ngàng điều gì khi mới sang Mỹ

 

SSDH – Du học sinh quốc tế nên chuẩn bị tinh thần trước khi bước vào cuộc sống học tập ở nước ngoài bởi sẽ có rất nhiều điều khác biệt, mới mẻ đang chờ đón bạn. 

 

Đến với các trường đại học Mỹ, bạn có thể sẽ gặp phải những khác biệt về văn hóa – thậm chí đó là những điều mà các bạn không ngờ tới từ những nghi thức trong lớp học cho đến cuộc sống ở trường.

 

Trong một cuộc họp mặt với những sinh viên được nhận học bổng Fulbright gần đây, U.S News đã trò chuyện với 4 bạn du học sinh về những trải nghiệm năm đầu tiên ở trường đại học Mỹ. Chương trình học bổng Fulbright đã giúp họ có cơ hội được học tập tại các trường danh tiếng ở đây.  Các bạn đã cởi mở chia sẻ những trải nghiệm của họ khi đến Mỹ học tập và đưa ra nhiều lời khuyên hữu ích cho các bạn sinh viên tương lai.

 

1. Sự khác biệt trong lớp học: Nền giáo dục Mỹ rất khác biệt so với các nước khác, đặc biệt là bậc sau đại học. Trong lớp học chủ yếu là sự tương tác giữa sinh viên với nhau, thực hành nhiều hơn lý thuyết. Điều này có thể là một cú sốc đối với nhiều tân sinh viên  nếu không chuẩn bị tinh thần từ trước.

 

Diah Wihardini, một sinh viên đến từ Indonesia, hiện đang học tại trường University of California–Berkeley khuyên rằng: “Hãy tìm hiểu về cuộc sống sinh viên ở đây như thế nào trước khi sang, hình dung mình là một sinh viên độc lập và có rất nhiều kiến thức mới mẻ, thú vị đang chờ đợi bạn ở phía trước.”

 

Theo cậu, việc học không đến nỗi quá vất vả, chỉ là hơi khác biệt. Ví dụ, sinh viên ở Mỹ thì học ít kì hơn nhưng kiến thức lại được đào sâu hơn.

 

Trên lớp học, sinh viên có thể phải trao đổi, nói trước lớp nhiều hơn. Đó là điều khiến Anne Berg – sinh viên đến từ Đan Mạch và đang học tại UC – Berkeley ngạc nhiên khi mới sang.

 

Cô cho hay: “Các giảng viên rất dễ gần nên bạn có thể nói chuyện rất thoải mái với họ.”

 

Học theo phương pháp mở rộng giao tiếp này cũng có nghĩa là trên lớp học, giảng viên sẽ yêu cầu sinh viên thảo luận thực tế nhiều hơn nghe giảng. Để học tốt ở các lớp học kiểu như thế này, bạn cần phải cạnh tranh.

 

2. Khoảng cách địa lý: Ở Mỹ, khoảng cách từ các con phố ồn ào, náo nhiệt của thành phố NewYork đến những vùng đồng bằng rộng lớn của Kansas rất khó định rõ. Điều này khiến nhiều sinh viên quốc tế sẽ rất ngỡ ngàng nếu chưa nghiên cứu trước.

 

Anton Padin Deben, du học sinh đến từ Tây Ban Nha chia sẻ “Một số sinh viên đến từ các thành phố lớn khắp nơi trên thế giới khi sang vùng nông thôn ở Mỹ du học thường hay bị sốc vì môi trường, cuộc sống ở đây không như mình nghĩ”. Deben sang đây học ngành kỹ thuật ở Texas A&M University—College StationColorado School of Mines, nhưng hai trường này có địa điểm, đặc thù địa lý và khí hậu rất khác nhau nên cũng gặp nhiều khó khăn thời gian đầu. Sau này khi cậu tìm được những người bạn có xe ô tô để đi nhờ thì đỡ vất vả hơn.

 

Còn Wihardini – sinh viên Indonesia thì chia sẻ: Một tháng thuê nhà hoặc đi ăn tối ngoài ở khu gần Berkeley rất đắt hơn nhiều so với ở các vùng xa xôi hơn mà các bạn của cô đang học. Vậy nên, bạn cần nghiên cứu kỹ thành phố mà mình sẽ ở trước khi sang học để có thể chuẩn bị cho các chi phí nhà ở cũng như ăn uống.

 

3. Trở ngại văn hóa: Lớn lên ở Guatemala, Maria Jose Aldana đã học về lịch sử của nhiều nền văn hóa trên thế giới, bao gồm cả Mỹ. Thế nhưng cô đã rất ngạc nhiên khi nhiều bạn người Mỹ cùng lớp của cô ở trường University of Denver lại không có các kiến thức văn hóa giống như cô.

 

Cô tâm sự “Tôi cứ nghĩ chúng tôi học nhiều về Mỹ và các nước khác – thì nhiều người khác cũng sẽ biết về Guatemala.”

 

Việc thiếu kiến thức có thể sẽ dẫn đến nhiều vấn đề nhạy cảm mặc dù điều đó là không cố ý. Đôi lúc những bình luận từ sinh viên Mỹ về vẻ bên ngoài và tôn giáo của Aldana làm cô cảm thấy bị tổn thương. Aldana cho biết thêm, cô ấy cũng đang học cách giao tiếp thoải mái, linh hoạt và cởi mở hơn với những ai quan tâm đến văn hóa nước mình.

 

Tuy nhiên, cũng không vì những bất đồng hay khác biệt này mà đánh giá một cách quy chụp cái tổng thể. Như Berg đến từ Đan Mạch thì  lại cho rằng: Mỹ là một nền văn hóa rất thân thiện và dễ gần.

 

Và một lời khuyên cuối cùng mà Berg muốn dành cho các sinh viên để họ cảm thấy du học Mỹ là một quyết định đúng đắn, đó là: “Hãy cứ theo đuổi ước mơ, bởi sự khác biệt thực sự chỉ là những điều ngỡ ngàng ban đầu lúc mới sang thôi!”.

 

Hoàng Hiền (SSDH) – Theo US News

 

Share.

Leave A Reply