Du học sinh Úc mang thai, sinh con và những điều cần biết sau khi sinh

0

Sẵn sàng du học – Tiếp nối series các bài viết về thai sản dành cho Du học sinh Úc, SSDH tiếp tục gửi tới các bạn bài viết về những điều cần biết sau khi sinh con. Khi đi du học đã vất vả, bạn có thai và sinh con càng vất vả hơn. Hi vọng những thông tin SSDH cung cấp phần nào sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc cho mình và gia đình tốt nhất.

ME VA BE.Cơ thể người mẹ sau khi sinh con sẽ có nhiều thay đổi lớn, đặc biệt vừa sinh con xong sẽ rất mất sức cần được chăm sóc phục hồi tốt nhất có thể. Em bé sau khi ra đời lẽ tự nhiên sẽ thích nghi với môi trường sống bên ngoài bụng mẹ, cũng cần được chăm sóc thật cẩn thận để bé thích nghi thuận lợi. Do vậy, các bác sĩ quan tâm theo dõi, chăm sóc tích cực trong tuần đầu tiên giúp cả hai mẹ con trở về trạng thái bình thường.

Chăm sóc mẹ và bé trong vòng 24 giờ đầu tiên sau sinh

Có thể nói, đây là giai đoạn quan trọng nhất

Đối với người mẹ, sau khi vượt cạn sẽ rất mệt, cần được ăn đồ mềm và nằm nghỉ theo dõi sức khỏe. Nếu sinh mổ, 6-8 tiếng đầu tiên bạn cần được theo dõi kĩ hơn tránh trường hợp co giật sau gây mê. Sau đó, bạn cần được theo dõi tình trạng huyết áp, mạch và ra máu sản dịch, nếu có bất thường sẽ được hỗ trợ ngay.

Đối với con, bé không được tắm, được lau mình sạch sẽ, giữ gìn nhất là vệ sinh xung quanh rốn.

Cũng trong 24 giờ đầu tiên, nếu sức khỏe của mẹ và bé đều ổn định thì em bé được da kề da với mẹ để thắt chặt kết nối mẫu tử và giúp con cảm thấy an toàn hơn trong quá trình thích nghi với cuộc sống bên ngoài, đặc biệt là đối với những bé sinh non thiếu tháng.

Em bé được chăm sóc như thế nào trong vòng 24 giờ sau sinh?

Đo chiều cao cân nặng

Sau khi tiếp xúc da kề da và cho con bú lần đầu tiên, nữ hộ sinh có thể đề nghị cân, đồng thời đo chiều dài và chu vi vòng đầu của bé. Bé sẽ được kiểm tra lại dây rốn, vệ sinh nếu cần và quấn tã cẩn thận.

Lấy máu cuống rốn nếu bạn Rh âm tính

Nếu nhóm máu của bạn là Rh âm tính, một ít máu sẽ được lấy từ dây rốn để xác định xem nhóm máu của bé có tương thích hay không.

Chăm sóc giấc ngủ và bữa ăn của em bé

Bé sẽ ở lại với bạn để tạo liên kết và dễ dàng đáp ứng nhu cầu của bé. Bé có thể sẽ ngủ ngay sau lần bú đầu tiên và có thể kéo dài 6 giờ hoặc lâu hơn. Thậm chí, bé có thể sẽ ngủ hơn một nửa ngày đầu tiên sau khi ra đời.

Theo dõi chỉ số Apgar

Một trong những quan sát chính được thực hiện sau khi sinh được gọi là điểm Apgar. Chỉ số này nhằm đánh giá sự điều chỉnh của con với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Apgar được đo vào thời điểm 1 phút và 5 phút sau khi sinh khi bé nằm trên ngực bạn. Đôi khi nó được đo lại vào 10 phút sau khi sinh.

Apgar ghi lại nhịp tim, nhịp thở, màu sắc, trương lực cơ và phản xạ của bé. Điểm tối đa là 10. Điểm 7 trở lên thường có nghĩa là con bạn ở trạng thái tốt. Chỉ số này không phải là một bài kiểm tra khả năng hay trí thông minh và nó không dự đoán sức khỏe của con sau này khi lớn lên.

Tiêm Vitamin K và Viêm gan B

Tại thời điểm cân, nữ hộ sinh cũng sẽ đề nghị tiêm vitamin K cho bé để tránh chảy máu do thiếu vitamin K. Ngoài ra, trong 24 giờ này, bé cũng được tiêm phòng mũi tiêm viêm gan B. Thời gian tiêm hai mũi tiêm sẽ do bác sĩ và y tá sắp xếp thực hiện theo phác đồ thích hợp nhất.

em bé

 Chăm sóc sau khi ra viện và những ngày tiếp theo như thế nào?

Nếu bạn sinh thường, hai mẹ con đều khỏe mạnh, khoảng 2 ngày bạn và con có thể được về nhà. Nếu sinh mổ, hoặc em bé có bất thường, tùy điều kiện phục hồi bác sĩ sẽ linh động cho ra viện theo điều kiện thực tế.

Trước khi bạn ra viện, bạn sẽ được hướng dẫn theo dõi đi tiêm phòng cho con các mũi tiêm tiếp theo. Bác sĩ cũng sẽ lên lịch khám lại cho bạn sau khi sinh để đảm bảo cơ thể bạn phục hồi như thế nào. Thời điểm khám sau sinh thường ở tuần thứ 6 hoặc 7 kể từ ngày bạn sinh con.

Tuần đầu tiên sau sinh cũng không kém phần quan trọng với bạn và em bé. Bên cạnh việc lắng nghe cơ thể mình phục hồi như thế nào, bạn cần theo dõi sức khỏe của con. Em bé cần được theo dõi cẩn thận: Tình trạng bú mẹ – giấc ngủ – tiểu tiện – đại tiện. Quá trình này phải theo dõi liên tục nếu có bất thường sẽ kịp thời can thiệp và chăm sóc tốt nhất.

Ngoài ra, bệnh viện sẽ gửi thư cho trung tâm chăm sóc cộng đồng ở khu vực bạn sống để họ nắm được thông tin. Bạn sẽ được tư vấn tất cả những vấn đề liên quan đến hai mẹ con, bạn sẽ nhận được lịch hẹn để ra trung tâm khám định kỳ cho bé. Liên quan đến điều này, việc bệnh viện có gửi thư hay không, bạn vẫn nên chủ động thông báo với trung tâm chăm sóc cộng đồng nơi bạn sống.

Với du học sinh, các chi phí sinh nở, nằm viện, tiêm phòng sẽ được hưởng theo chính sách của bảo hiểm y tế sinh viên OSHC mà bạn mua khi tới Úc học tập. Việc chăm sóc con cũng như các chi phí tiêm phòng bạn nên kiểm tra với Công ty bảo hiểm và chính sách bang bạn đang sinh sống, học tập để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho hai mẹ con.

Sau khi em bé ra đời, trong vòng 60 ngày kể từ ngày sinh, bạn cần nâng cấp gói bảo hiểm, bổ sung tên em bé vào trong gói bảo hiểm của gia đình đảm bảo con bạn được chi trả các chi phí khám chữa bệnh ngay từ khi ra đời. Vui lòng xem chi tiết liên quan đến chính sách OSHC cho quá trình mang thai, sinh con và chăm sóc con sau sinh tại đây:

Để được tư vấn chi tiết hơn về OSHC, Phụ huynh & Học sinh có thể liên hệ với Annalink qua email info@annalink.com hoặc liên hệ với các đối tác du học của Annalink tại Việt Nam hoặc tại Úc.

SSDH team

Share.

Leave A Reply