Du học THPT tại Hà Lan

0

SSDH- Hà Lan là nước có hệ thống giáo dục bậc cao đứng thứ 7 thế giới theo bình chọn của Universitas 21. Du học phổ thông tại đây bạn còn có cơ hội được lựa chọn học tại các trường ranking cao nằm trong top 100 thế giới với chi phí chỉ bằng xấp xỉ ⅓ các nước trong khu vực Châu Âu. Hãy cùng SSDH tìm hiểu chương trình du học phổ thông tại Hà Lan có gì nổi bật.

Xem thêm: 

Du học THPT tại Singapore 2023

1. Tại sao nên du học phổ thông tại Hà Lan?

Du học phổ thông tại Hà Lan mở ra rất nhiều cơ hội lớn cho việc chọn trường đại học nổi tiếng tại Hà Lan cùng cơ hội nghề nghiệp cao với:

  • Đa dạng các chương trình học bằng Tiếng Anh: có khoảng 95% người Hà Lan nói được Tiếng Anh, vì vậy ngoài việc trau dồi ngôn ngữ chuẩn quốc tế thì giao tiếp bằng Tiếng Anh hàng ngày tại Hà Lan là điều rất dễ dàng và thuận lợi.
  • Chi phí hợp lý:  Hà Lan là đất nước có chất lượng của các tổ chức giáo dục đã được công nhận rộng rãi. Học phí và chi phí sinh hoạt cũng được đánh giá là thấp hơn đáng kể so với các quốc gia nói Tiếng Anh khác. Ngoài ra, có rất nhiều cơ hội học bổng dành cho sinh viên quốc tế và Việt Nam khi du học Hà Lan.
  • Du học tại Hà Lan, các bạn sinh viên sẽ phát triển các kỹ năng có giá trị như phân tích, giải quyết các vấn đề mang tính thực tế và tư duy sáng tạo.
  • Cộng đồng quốc tế lớn: Theo số liệu thống kê vào thời điểm 01/01/2005,có 18 ngàn người Việt định cư ở Hà Lan trên tổng số hơn 16 triệu dân Hà Lan chiếm một tỷ lệ khá lớn trong dân số nước này bởi rất nhiều sinh viên quốc tế lựa chọn Hà Lan là điểm đến du học, với số lượng sinh viên đến từ hơn 160 quốc gia đã giúp cộng đồng du học sinh tại Hà Lan trở nên đa dạng với nhiều nét văn hóa. Xã hội Hà Lan toàn diện được kết nối mạnh mẽ các nền văn hóa khác nhau
  • Cộng đồng doanh nghiệp cũng như tính chất quốc tế. Người Hà Lan cởi mở, thẳng thắn vì vậy đó là điều dễ dàng để cùng gặp gỡ và trao đổi ý kiến.
  • Hà Lan là một trong những quốc gia an toàn nhất thế giới, theo chỉ số Hòa bình Toàn cầu 2018 (2018 Global Peace index) và thuộc top 10 những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới.
  • Hà Lan có nền kinh tế lớn thứ 18 trên thế giới. dẫn đầu thế giới trong một vài khía cạnh & ngành nghề chuyên môn như nông nghiệp, quản lý nước, nghệ thuật & thiết kế, logistics văn năng lượng bền vững.

2. Hệ thống giáo dục phổ thông tại Hà Lan

Ở Hà Lan, sau khi kết thúc chương trình tiểu học 7 năm, học sinh sẽ vào thẳng các trường phổ thông. Do hệ thống giáo dục tại Hà Lan không có bậc trung học cơ sở. Sau khi có kết quả bài kiểm tra Cito, sinh viên và học sinh có thể lựa chọn học hoặc VMBO, HAVO hoặc VWO.

Trong năm thứ 1 của chương trình phổ thông tại Hà Lan được coi là chương trình nền tảng, là chương trình liên kết hệ thống các trường tiểu học với hệ thống các trường phổ thông. Nên trong năm này sinh viên sẽ được làm quen với sự khác nhau giữa các hệ thống trường cũng như việc nâng cao trách nhiệm bản thân.

Bậc giáo dục trung học phổ thông của Hà Lan có 3 mức khác nhau bao gồm hệ 4 năm, 5 năm và 6 năm.

  • Vmbo: Giáo dục Vmbo là chương trình kéo dài 4 năm, từ 12 tới 16 tuổi. Đây là chương trình kết hợp giữa đào tạo nghề với đào tạo lý thuyết với các môn như ngôn ngữ, toán, lịch sử, mỹ thuật và khoa học. 60% học sinh tại Hà Lan theo học chương trình này và có thể chọn 4 cấp độ khác nhau.
  • Havo: Chương trình Havo có 5 cấp lớp được học bắt đầu từ 12 đến 17 tuổi. Học sinh tốt nghiệp Havo có thể theo học chương trình Hbo.
  • Vwo: Vwo có 6 cấp lớp, từ 12 đến 18 tuổi. Học sinh tốt nghiệp Vwo có thể theo học chương trình Wo.
  • Vavo: Và chương trình Vavo là chương trình đào tạo đào tạo cả Vmbo/ mavo, havo hoặc Vwo đối với những học sinh không thể theo học chương trình cao đẳng.

Dù học sinh chọn bậc học nào thì đều phải học chung những môn bắt buộc như: tiếng Hà Lan, tiếng Anh, tiếng Pháp, Đức, Toán cơ bản, Toán học ứng dụng, Kinh tế, Kinh tế doanh nghiệp, Địa lý, lịch sử, Lý, Hoá, Sinh… Tuy nhiên các môn về ngoại ngữ không bắt buộc mà hoàn toàn tự nguyện chọn môn học sao cho phù hợp với khả năng, nguyện vọng và sở thích của bản thân

3. Yêu cầu đối với du học phổ thông Hà Lan

Học sinh quốc tế khi tham gia chương trình sẽ có cơ hội tham gia vào cuộc sống gia đình cũng như trường học bản xứ. Những gia đình bản xứ Hà Lan sẽ chào đón các học sinh trao đổi giống như thành viên trong gia đình họ. Đây là những thuận lợi mà chính phủ Hà Lan khuyến khích cũng như hỗ trợ du học sinh quốc tế đến với nền giáo dục nước nhà.

Ngay sau khi học sinh bay đến Hà Lan, học sinh sẽ được học tại trường phổ thông tại Hà Lan. Bằng việc tham gia vào cuộc sống mỗi ngày với người Hà Lan, học sinh sẽ được trải nghiệm cuộc sống bằng con đường hoàn toàn mới và văn hóa mới. Cả học sinh và gia đình bản xứ sẽ đều học được văn hóa của mỗi nước và việc giao lưu này sẽ xây dựng nên việc thấu hiểu mối quan hệ quốc tế tốt hơn

  • Học sinh tham gia chương trình tối thiểu 15 tuổi, nhưng không được lớn hơn 18 tuổi
  • Học sinh từ lớp 9 đến lớp 11, tiếng Anh tốt. Có điểm trung bình mỗi môn không dưới 6.5 trong 3 năm gần nhất
  • Có kiến thức về đất nước Hà Lan, và có sự thích thú trong văn hóa Hà Lan cũng như kinh nghiệm trong bất đồng văn hóa. Học sinh phải năng động, hòa đồng và có tinh thần học hỏi
  • Sức khỏe tốt
  • Điểm kiểm tra ELTiS phải trên 222 điểm

4. Lời khuyên khi du học phổ thông tại Hà Lan

  • Khi có nhu cầu cho con em học phổ thông tại Hà Lan. Phụ huynh có thể cho các em học tại trường công, tư, bán trú, nội trú, trường có cả nam nữ hoặc trường nam sinh, nữ sinh riêng. Bạn cũng có thể lựa chọn các trường dựa trên khu vực địa lý, trường ở thành phố, ở tỉnh hoặc nông thôn, trường gần nhà người thân quen, trường có bạn bè hoặc người quen đang theo học.
  • Về tiếng Anh, yêu cầu chung dành cho các em vào học phổ thông là tương đương 5.0 hoặc 5.5 IELTS. HS chưa đủ trình độ tiếng Anh có thể học tiếng Anh tăng cường (ESL) tại trường phổ thông nước ngoài trước khi học chính khóa. Nền tảng tiếng Anh tốt sẽ giúp các em tự tin khi bước vào lớp học với HS và giáo viên người bản xứ.
  • Học phí tại các trường phổ thông Hà Lan có thể được trả theo kỳ hoặc theo năm. Sinh hoạt phí thường gồm tiền ăn, ở, đi lại, sách vở, chi phí khác… Với những HS dưới 18 tuổi có thể chọn ở ký túc xá của trường, nhà dân bản xứ (homestay) hoặc nhà người thân. HS dưới 18 tuổi cần phải có người người giám hộ do nhà trường, tổ chức, cá nhân có chức năng, thẩm quyền hoặc người nhà
  • Hồ sơ cần chuẩn bị xin học và visa du học cẩn thận. Giấy tờ cơ bản các HS cần nộp là: học bạ của 2 năm học gần nhất, bản photo hộ chiếu hoặc giấy khai sinh, 2 ảnh. Cần thêm thư giới thiệu của các giáo viên và thư tự giới thiệu nếu yêu cầu. Các học sinh xin học bổng cần nộp thêm thành tích đã đạt được nếu có.

SSDH ( Nguồn Vinedu)

Share.

Leave A Reply