Giáo dục đại học Anh cần sự định hướng rõ ràng hơn từ phía chính phủ

0

SSDH – Ngành giáo dục đại học Anh đang trải qua giai đoạn với nhiều biến chuyển lớn. Học phí tăng hàng loạt, tỉ lệ đăng ký các trường giảm sút, nhiều sinh viên đạt điểm tốt nghiệp A-Level cao nhưng nhiều khả năng sẽ bị từ chối, không vào được trường mình chọn. Rồi dự luật giáo dục đại học cũng đã được đưa ra nhưng vẫn phải hoãn đi hoãn lại. Những điều này cho thấy sẽ có nhiều thay đổi ở phía trước. Vậy các trường đại học sẽ đi đâu về đâu?

 

140212-Du_hoc_Anh

 

Nhưng dù gì đi nữa các trường vẫn phải tiếp tục tìm cách để phát triển. Họ vẫn phải ra các quyết sách quan trọng. Tuy nhiên, nếu thiếu vắng những hướng dẫn từ phía nhà nước thì những quyết định này thường mang tính cá nhân và chỉ đưa lại lợi ích cho bản thân trường đó chứ không có tính hệ thống hay vĩ mô. Chỉ cần nhìn vào quyết định thu phí của các trường, chúng ta cũng có thể thấy được lợi ích mỗi trường được đưa lên hàng đầu không tính đến các vấn đề chung của xã hội. Như vậy, chính phủ sẽ phải đau đầu hơn trong công tác quản lý và điều tiết.

 

Một số đông đều nhận thấy rằng giáo dục đại học ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và thu nhập sau này của mỗi sinh viên. Ước tính, mỗi sinh viên tốt nghiệp đại học có thể có thu nhập thêm lớn hơn £100.000 so với đối tượng chỉ tốt nghiệp trung học.

 

Với sự cương quyết bảo vệ ngân sách nghiên cứu của chính phủ nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới và phát triển đã giúp Anh trở thành nước chỉ đứng thứ 2 sau Mỹ trong lĩnh vực nghiên cứu.

 

Các chính sách nhập cư trước đây đã hấp dẫn được đông đảo du học sinh quốc tế đến học tập và biến nơi này thành điểm đến phố biến thứ 2 cho du học sinh trên toàn cầu, góp phần vào nền kinh tế đất nước với hơn 3,3 tỉ bảng Anh và duy trì 27.800 việc làm hàng năm.

 

Như vậy những tầm nhìn, định hướng của chính phủ có vai trò vô cùng quan trọng không chỉ giúp các trường đại học có những quyết sách đúng đắn mà còn giúp đưa nền giáo dục đại học Anh Quốc lên vị trí hàng đầu trên trường quốc tế và cũng như đưa lại những lợi ích kinh tế, xã hội cho đất nước.

 

Chính phủ đang nỗ lực với những cải cách với mục tiêu dài hạn đảm bảo một hệ thống giáo dục đại học phát triển bền vững trong bối cảnh áp lực chưa từng có về tài chính công. Vì vậy các trường đại học nên kêu gọi nhiều hơn để được giúp đỡ.

 

Dự luật giáo dục đại học hiện khuyến khích sự đa dạng hóa bằng cách cho phép các nhà cung cấp giáo dục tư nhân tham gia vào nhưng chưa thể đánh giá hết được những ưu điểm và nhược điểm.

 

Một số người đang hy vọng dự thảo Chiến lược phát triển nghiên cứu và đổi mới gần đây sẽ có những định hướng rõ ràng hơn.

 

Để đạt được mục tiêu lâu dài, các nghị sỹ cần phải gắn kết với các trường đại học cũng nhu những cổ đông lớn ở đây để xây dựng những định hướng mang tính chiến lược cao hơn và tầm nhìn dài hạn cho ngành giáo dục đại học.

 

Các trường đại học cho rằng dù ở trong hoàn cảnh nào thì bản thân họ vẫn phải tiếp tục nỗ lực hết mình cho sự phát triển, đó là: trang bị cho sinh viên những kiến thức tốt nhất, đẩy mạnh nghiên cứu và cải thiện lợi ích văn hóa, kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, nếu có được sự định hướng, điều tiết tốt từ phía chính phủ, các trường tự tin sẽ làm được nhiều hơn nữa.

 

Lê Minh – Theo The Guardian

Share.

Leave A Reply