Góc nhìn của sinh viên trao đổi trong việc tìm nhà

0

SSDH- Một bài báo đã dùng hai từ “báo động” khi nhắc đến vấn đề tìm nhà ở của sinh viên trao đổi quốc tế tại châu Âu. Điều gì đang diễn ra, và làm thế nào để khắc phục hiện trạng này?

Rosie Birchard, sinh viên gốc Glasgow, Scotland, đã tham gia chương trình trao đổi sinh viên Erasmus và chuyển đến kí túc xá tại thành phố Toulouse đầy nắng của Pháp. Trong suốt quá trình này, vấn đề nan giải nhất mà cô gặp phải chính là tìm nơi ở phù hợp.

Không phải ai cũng gặp may mắn trong việc tìm nhà ở. Một khảo sát nhà ở do Erasmus thực hiện đã đưa ra kết luận rằng: tìm được nơi ở vừa tốt vừa rẻ là một vấn đề lớn đối với đại đa số du học sinh và sinh viên trao đổi tại châu Âu. Giữa sinh viên và người thuê nhà có thể xảy ra vấn đề liên quan đến rào cản ngôn ngữ, hoặc quy định thuê nhà khác biệt giữa các nước.

Điển hình hơn, các vụ lừa đảo nhắm tới sinh viên quốc tế cũng không phải là hiếm. Rất ít người nhận thức được tình trạng tìm nhà ở đáng báo động của sinh viên khi sang nước ngoài.

1. Thiếu nhận thức

Eliz đã chuyển từ Bulgaria đến Hà Lan, một quốc gia có đông sinh viên quốc tế và tình trạng thiếu nhà ở sinh viên trầm trọng ở đây đang gây ra rất nhiều cuộc biểu tình.

“Trước khi tìm được phòng của mình, tôi đã phải điên cuồng tìm kiếm và dành những tuần đầu tiên của học kỳ sống trong ký túc xá. Tôi thậm chí đã nghe những câu chuyện về các sinh viên từ bỏ tìm hiểu sau nhiều tháng săn lùng căn hộ. Bây giờ tôi đã ổn định cuộc sống nhưng tôi ước rằng mình có nhiều kiến thức hơn trước khi đến để tôi có thể chuẩn bị tốt hơn,” Eliz nói.

Suy nghĩ của Eliz cũng là cảm nhận điển hình của nhiều sinh viên, thậm chí có nhiều báo cáo cho thấy các vấn đề liên quan đến nhà ở đang ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm thần và kết quả học tập của sinh viên. Không nhận thức được những khó khăn đang chờ đợi phía trước, nhiều sinh viên đến với rất ít sự chuẩn bị về văn hóa hoặc thực tế.

[Tham khảo: Du học sinh đau đầu tìm kiếm nhà ở tại Canada]

Phần lớn sinh viên tìm đến các trường đại học của họ để được tư vấn, tuy nhiên các trường hầu như không thể hoàn toàn nắm bắt được những thách thức mà sinh viên đang phải đối mặt. Trong khi hầu hết các trường đại học châu Âu nói rằng quốc tế hóa là ưu tiên hàng đầu, thì một nửa lại coi các vấn đề liên quan đến chỗ ở là rào cản đối với quá trình này.

2. Giữ an toàn trong quá trình tìm nhà ở

Bạn có thể đặt chỗ ở trực tuyến thông qua trường đại học trước khi sang nước ngoài. Tuy nhiên không phải ai cũng đủ may mắn để có thể đặt được chỗ. Du học sinh có thói quen tìm nhà qua các bài đăng trên nhóm Facebook, đây cũng là nơi diễn ra nhiều trò gian lận trực tuyến. Bạn có thể được cho xem những bức ảnh giả về một căn phòng và được yêu cầu chuyển tiền thuê hàng tháng để giữ phòng. Chỉ khi trực tiếp đến nơi, bạn mới phát hiện ra rằng căn phòng không như ảnh, hoặc thậm chí không hề tồn tại.

Tại Cộng hòa Ireland, nơi đại đa số sinh viên quốc tế phải tự tìm chỗ ở, cứ 3 người thì có 1 người từng bị gian lận nhà ở so với tỷ lệ trung bình 1/10 ở châu Âu.

[Tham khảo: 5 tips cực hữu ích giúp sinh viên tìm nhà ở tại Anh]

Niels van Deuren, người sáng lập HousingAnywhere.com – một nền tảng trực tuyến dành cho sinh viên quốc tế làm việc với các trường đại học để cung cấp chỗ ở một cách an toàn, đã đưa ra một số lời khuyên về việc săn nhà ở. “Lời khuyên tốt nhất của tôi dành cho sinh viên quốc tế chính là tìm kiếm và đặt chỗ trước thông qua một nền tảng nhà ở đáng tin cậy như của chúng tôi.

“Nếu bạn đang tham gia các nhóm tìm nhà trên Facebook, hãy luôn cảnh giác với những bức ảnh quá đẹp, hoặc những chỗ ở có giá quá tốt so với chất lượng phòng. Bạn cũng nên gọi thử vào số điện thoại được cung cấp, kiểm tra số tài khoản ngân hàng của họ xem có khớp với mã số chung tại quốc gia bạn đến hay không”.

3. Vượt ra khỏi vùng an toàn

Một số trường đại học và các tổ chức phi chính phủ đã tìm ra những cách thông minh để giải quyết vấn đề này. Nếu bạn đang ở Granada, Tây Ban Nha, bạn có thể sống cùng với người già địa phương mà không phải bỏ ra một đồng chi phí. Ở Aarhus, Đan Mạch, bạn có thể thuê một container vận chuyển đã được tân trang lại và ở đó cho đến khi tìm thấy một giải pháp lâu dài hơn. Một số trường đại học đang khuyến khích sinh viên chọn các điểm đến trao đổi ít phổ biến hơn, nơi có sẵn nhà ở hơn so với các điểm đến nổi tiếng.

Nếu các chính sách của UK đã dẫn đến việc các khu nhà ở tư nhân mới mọc lên khắp nơi, thì các quốc gia khác như Hà Lan lại lập ra nhiều quy định bảo vệ người thuê nhà hơn. Điều này được cho là đã khiến việc đầu tư vào nhà ở sinh viên trở nên kém hấp dẫn. Để giải quyết vấn đề này, báo cáo cũng khuyến nghị các nhà hoạch định chính sách xem xét các ưu đãi về thuế để xây dựng nhà ở mới cho sinh viên, một điều đã được thí điểm thành công ở Đan Mạch.

4. Vấn đề độc quyền xã hội và nhà ở

Tiền thuê nhà có lẽ là khoản tiền lớn nhất mà sinh viên phải chi trả hàng tháng. Ở những thành phố nổi tiếng với tình trạng thiếu nhà ở phổ biến, bạn có thể thấy mình phải cạnh tranh với người nước ngoài và các chuyên gia trẻ tuổi trong một thị trường có giá thuê tăng nhanh. Những chi phí này có thể khiến việc du học trở nên đắt đỏ và thường vượt quá khả năng của những sinh viên eo hẹp tiền mặt.

Ngay bây giờ, Liên minh Châu Âu đang theo đuổi một mục tiêu đầy tham vọng là có 20% tổng số sinh viên tham gia vào một số hình thức lưu động. Về việc gửi sinh viên ra nước ngoài, Vương quốc Anh đang tụt hậu so với hầu hết các nước châu Âu khác. Nhưng làm sao chúng ta có thể mở rộng cánh cửa trao đổi cho nhiều sinh viên hơn khi cánh cửa căn hộ ở nước ngoài đang đóng lại trước mặt họ? Giải quyết vấn đề chỗ ở sẽ là chìa khóa để mở rộng cơ hội giáo dục quốc tế nói chung.

[Tham khảo: Úc đầu tư 110 triệu đô vào nhà ở cho sinh viên tại Adelaide]

5. Chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ trao đổi

Khi xem xét các vấn đề về nhà ở, đại đa số sinh viên đã có một khoảng thời gian tuyệt vời ở nước ngoài và trở về độc lập hơn, nhận thức về văn hóa và cởi mở hơn. Nếu bạn đủ may mắn để bay đến một nơi nào đó ở châu Âu, những điểm chính dường như là thông báo cho bản thân, chuẩn bị và đặt chỗ ở trước.

Hãy tìm kiếm càng nhiều thông tin càng tốt trước khi khởi hành đến một đất nước mới. Bạn cũng nên đăng ký tham gia các chương trình sinh viên và tìm cách trò chuyện với các sinh viên địa phương tại thành phố nơi bạn sẽ sinh sống và làm việc. Nếu trường đại học của bạn không cung cấp chỗ ở, hãy tìm kiếm trên các trang web và nền tảng đáng tin cậy và chỉ thanh toán qua các hệ thống an toàn.

Người dịch: Thu Huyền (SSDH)

Share.

Leave A Reply